Nhận định, soi kèo Levanger vs Egersunds, 0h00 ngày 3/9: Tân binh thăng hoa
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
Đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số (Ảnh minh họa) Trên cơ sở xác định đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 là một chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ này.
Để hiện thực hóa được mục tiêu cao kể trên, theo đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bộ, tỉnh) cần có cách tiếp cận và cách làm mới, đó là làm trên 1 nền tảng đồng bộ. Với cách làm mới, các bộ, tỉnh sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Ông Nguyễn Phú Tiến cho biết, quyết tâm thúc đẩy, đôn đốc các bộ, tỉnh hoàn thành chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm nay, Bộ TT&TT đã có tới 6 văn bản đốc thúc, hướng dẫn triển khai. Trong đó, có hướng dẫn xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình, đặc biệt là đưa ra các danh mục dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4 của các tỉnh đã cung cấp để những địa phương chưa cung cấp có thể tham khảo.
“Cục Tin học hóa cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ các bộ, tỉnh. Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến để trao đổi, nắm bắt và cùng các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 liên tục tăng tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê, đến hết quý III, toàn bộ 20/20 bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công đều đã ban hành kế hoạch, danh mục các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4; với các địa phương là 60/63 tỉnh, thành phố, đạt 95%.
Cập nhật số liệu hiện trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4, đại diện Cục Tin học hóa thông tin: Tính đến ngày 20/9, trung bình trên cả nước tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã đạt 48,27%, gấp 4,5 lần so với năm 2019 và gấp 1,5 lần so với năm 2020.
Đặc biệt, đến hết quý III, đã có 29/83 bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4. Trong đó, 6 bộ, ngành hoàn thành nhiệm vụ này là Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN.
Với các địa phương, 23 tỉnh, thành phố đã cung cấp trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp toàn bộ 100% dịch vụ công đủ điều kiện gồm có Tây Ninh, Ninh Thuận, Nam Định, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Phước, Thái Nguyên, Bình Dương, Bến Tre, Hà Nam, Vĩnh Long, Ninh Bình, Kiên Giang, Phú Yên, Lạng Sơn, Sóc Trăng, Bình Định và Bắc Giang.
Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4 cần được ưu tiên hàng đầu
Từ thực tế triển khai thời gian qua, Cục Tin học hóa phân tích, cho đến nay vẫn có nhiều bộ, tỉnh chưa thực sự coi việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 là việc cấp thiết nhất, cần được ưu tiên hàng đầu và quyết liệt triển khai trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, các bộ, tỉnh còn gặp vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ này do thiếu kinh phí đầu tư, hoặc không kịp thực hiện quy trình đầu tư; do e ngại về hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4, hồ sơ xử lý trực tuyến còn ít.
Điều này, theo đại diện Cục Tin học hóa, cũng do phía cơ quan nhà nước chưa khuyến khích người dân sử dụng, chuyển làm việc môi trường số; nhiều người dân thiếu thói quen, kỹ năng, thiết bị sử dụng dịch vụ.
Để tháo gỡ khó khăn này, các bộ, tỉnh có thể áp dụng kinh nghiệm của TP.HCM. Từ trung tuần tháng 8, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã quyết định giảm 50% lệ phí khi người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 như đăng ký cư trú, hộ tịch; cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; cấp phép xây dựng.
“Trong các tháng tới, đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện theo Kế hoạch đưa dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 đã được bộ, tỉnh mình phê duyệt. Cùng với đó, kết nối, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia; đồng thời có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân sử dụng”, đại diện Cục Tin học hóa khuyến nghị.
Vân Anh
Việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4 trong năm 2021 là khả thi
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận định, với cách làm và cách tiếp cận mới, mục tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.
" alt="Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã tăng gấp 4,5 lần so với 2019" />Tuổi thơ nghèo khó và câu nói của mẹ đến giờ vẫn ám ảnh Việt Trinh.
Diễn viên Việt Trinh giàu cỡ nào?" alt="Diễn viên Việt Trinh khóc nghẹn kể lại chuyện quá khứ" />Nhiều người dùng phản ánh về sự cố của Zalo sáng nay. (Ảnh: Hải Đăng) Sáng cùng ngày, nhiều người phản ánh tình trạng Zalo PC gặp tình trạng không gửi được tin nhắn và tài liệu. Một số người không thể hoàn thành việc đồng bộ giữa điện thoại với máy tính.
Trên mạng xã hội, sự cố của Zalo được nhiều người chia sẻ. Một số người dùng nhầm tưởng mạng Wi-Fi bị lỗi nên đã thực hiện cài đặt lại mạng. Có người nghĩ do nhà cung cấp mạng nên phải gọi lên tổng đài. Có nhân viên văn phòng phải gọi bộ phận IT nhờ hỗ trợ vì tưởng máy tính gặp sự cố.
“Tôi thường dùng Zalo PC để chat với nhóm và gửi file qua lại. Sự cố này khiến chúng tôi không thể gửi tài liệu, có ảnh hưởng một chút đến công việc”, chị Trâm (Gò Vấp) nói với ICTnews.
Theo chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc, có nhiều lỗi hệ thống có thể dẫn đến vấn đề này, chẳng hạn bị lỗi ở trung tâm dữ liệu lưu trữ của Zalo.
Các nền tảng mạng xã hội vẫn thường gặp các sự cố tương tự. Hồi tuần trước, Facebook bị lỗi trên toàn cầu khiến nhiều người không truy cập được. Sự cố hôm 4/10 ảnh hưởng lên cả Messenger, WhatsApp, Instagram - các nền tảng do Facebook sở hữu.
Hải Đăng
Zalo trên máy tính đang gặp sự cố về tin nhắn
Một số người dùng phản ánh ứng dụng Zalo trên máy tính không nhận được tin nhắn dù vẫn gửi được thành công.
" alt="Zalo đã khắc phục lỗi trên PC, chưa công bố lý do" />- Một người thợ mộc lớn tuổi sắpsửa nghỉ hưu. Ông nói với chủ thầu về kế hoạch ngừng công việc xây dựng nhà cửavà sống cuộc đời nhàn nhã hơn với vợ con, hưởng không khí ấm cúng của gia đình.Ông sẽ mất thu nhập, nhưng ông cần về hưu. Họ có thể xoay xở được.
Vị chủ thầu rất tiếc khi thấyngười thợ giỏi ra đi và đề nghị liệu ông có thể dựng thêm một ngôi nhà coi nhưmột món quà riêng.
Người thợ mộc già đồng ý nhưng thời điểm đó dễ nhận thấy rằngtrái tim ông không còn nhiệt huyết với công việc. Ông làm qua quýt, kém chấtlượng và sử dụng những nguyên liệu kém phẩm chất. Đúng là một cách làm đáng tiếcđể kết thúc sự nghiệp.
Khi người thợ già hoàn tất côngviệc và chủ thầu tới để nghiệm thu ngôi nhà, người chủ thầu trao chìa khóa cửacho ông và nói: "Đây là nhà của ông, là món quà tôi tặng ông".
Quả là một cú sốc! Thật xấu hổ!Nếu ông biết ông dựng nhà cho chính mình thì ông đã làm khác. Giờ đây ông phảisống trong ngôi nhà do chính ông xây dựng không tử tế chút nào.
Đó là một bài học cho chúng ta.Chúng ta xây dựng cuộc sống của mình theo cách điên cuồng, đối phó hơn là hànhđộng, sẵn sàng bày tính để nó kém đi hơn là làm tốt nhất.
Vào những thời điểmquan trọng chúng ta không chú trọng dành những nỗ lực tốt nhất cho công việc.Sau đấy gặp một cú sốc chúng ta nhìn lại những gì mình đã tạo ra và nhận thấyrằng mình đang sống trong ngôi nhà do chính mình tạo dựng. Nếu biết trước điềunày, chúng ta đã làm khác đi.
Hãy nghĩ về chính bạn như ngườithợ mộc già kia.
Hãy nghĩ về ngôi nhà của bạn. Mỗi ngày bạn đóng một chiếc đinh,đặt một tấm ván hay dựng một bức tường. Hãy xây dựng một cách sáng suốt. Đó làcuộc sống duy nhất bạn sẽ từng xây nên. Thậm chí, nếu bạn chỉ sống thêm được mộtngày nữa, ngày đó cũng xứng được sống một cách tử tế và với lòng tự trọng.
Hãyluôn nhớ rằng "Cuộc sống là một dự án thực hiện cho chính mình".
Ai có thể nói điều này rõ rànghơn? Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của từ thái độ và lựa chọn của bạntrong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ và lựa chọnbạn quyết định hôm nay.
- Huy Tuấn(sưu tầm)
Hướng dẫn sử dụng Safari trên iOS 15
Trên iOS 15, trình duyệt Safari có thiết kế hoàn toàn mới. Apple chia sẻ tiêu chí căn bản của thiết kế Safari mới là tôn nội dung lên vị trí trung tâm. Với việc thanh địa chỉ URL được đưa xuống dưới, người dùng sẽ dễ dàng lướt web trên Safari bằng một tay.
Khi bạn lướt nội dung trên trang web, thanh URL sẽ thu nhỏ lại bên dưới. Nếu bạn vuốt ngược lên hoặc chạm vào dưới đáy màn hình, thanh URL sẽ xuất hiện lại. Trong khi đó, thao tác kéo xuống từ mép trên màn hình vẫn sẽ giúp tải lại trang.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn cài extension Safari trên iOS 15
Kể từ phiên bản hệ điều hành iOS 15, trình duyệt Safari còn có thể được cài extension. Như vậy, người dùng có thể bổ sung các tính năng tích hợp trên Safari như chặn quảng cáo, lưu mật khẩu, hay chuyển chế độ tối cho trang web.
Trước hết, người dùng vào "Cài đặt" => "Safari", rồi chọn tiếp "Phần mở rộng". Người dùng sẽ thấy danh sách các extension, để tìm và cài thêm hãy bấm "Phần mở rộng khác".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn chuyển Safari iOS 15 về giao diện cũ
Trong thời gian đầu lên iOS 15, nhiều người vẫn lạ lẫm với thao tác sử dụng mới. Nếu chưa quen, người dùng cũng có thể chuyển Safari về giao diện cũ, với thanh địa chỉ được đưa lên trên.
Để chuyển Safari về giao diện cũ, người dùng vào mục "Cài đặt" => "Safari". Kéo xuống phần "Tab", hãy chọn "Tab đơn nhất" để đưa thanh địa chỉ lên trên.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng Live Text trên iOS 15
Tính năng Live Text trên iOS 15 cũng rất được quan tâm. Tính năng này có thể nhận diện văn bản trong hình ảnh, tách ra chữ viết, số điện thoại, công thức, mật khẩu Wi-Fi...; sau đó hỗ trợ tra cứu và dịch nếu cần.
Để bật tính năng Live Text trên iOS 15, bạn vào "Cài đặt" => "Camera", sau đó kích hoạt "Văn bản trực tiếp".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn gõ tiếng Việt trên iOS 15 bằng tính năng lướt phím QuickPath
Khoảng 2 năm trước, Apple cho ra đời tính năng lướt phím gõ chữ trên iOS 13, được gọi là QuickPath. Kể từ phiên bản iOS 15 mới ra, QuickPath bắt đầu hỗ trợ thêm một số thứ tiếng trong đó có tiếng Việt.
Để bật QuickPath trên iOS 15, người dùng vào phần "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Bàn phím". Sau đó hãy bật công tắc phần "Trượt để nhập".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng SharePlay trên FaceTime iOS 15
iOS 15 có tính năng SharePlay, hỗ trợ người dùng iPhone/iPad chia sẻ màn hình với nhau hoặc cùng xem một bộ phim, cùng nghe một bản nhạc khi đang gọi FaceTime.
Tính năng SharePlay chưa có trên iOS 15 thời gian đầu mới ra, nhưng cũng dự kiến xuất hiện trong năm nay 2021.
Để sử dụng SharePlay, người dùng iPhone/iPad cả 2 đầu dây đều cần đảm bảo bật công tắc trong mục Settings => FaceTime => SharePlay.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn làm mờ hậu cảnh FaceTime trên iOS 15
FaceTime được nâng cấp và thêm khá nhiều tính năng mới. Trong đó, chế độ "Chân dung" của FaceTime hỗ trợ làm mờ hậu cảnh phía sau và tập trung điểm nhìn vào người dùng.
Khi đang gọi FaceTime, người dùng iPhone chỉ cần kéo Control Center ra, rồi bấm mục Video Effects, chọn chế độ Portrait.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn tạo chế độ tập trung trên iOS 15
iOS 15 còn hỗ trợ người dùng bằng tính năng Focus. Tính năng này sẽ lọc ra một số nhất định các thông báo và ứng dụng được hiển thị trong từng trường hợp cụ thể, như khi lái xe, làm việc, hoặc chuẩn bị đi ngủ...
Focus giống như phiên bản nâng cấp của tính năng "Do Not Disturb" trên các đời iOS trước, nhưng người dùng được lựa chọn chế độ tập trung một cách linh động hơn. Ngoài lựa chọn chế độ do máy gợi ý, người dùng có thể tự thiết lập chế độ riêng.
Trên iOS 15, người dùng iPhone có thể mở Control Center và chọn vào biểu tượng "Do Not Disturb". Sẽ có một danh sách các chế độ tập trung được hiển thị, người dùng có thể bấm "New Focus" để thiết lập chế độ tự chỉnh.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn ẩn IP trên iOS 15
iOS 15 cũng được bổ sung nhiều tính năng bảo mật. Trong đó, Private Relay hỗ trợ ẩn địa chỉ IP cùng lịch sử duyệt web tương ứng để bảo mật thông tin hơn. Tính năng này là một phần gói dịch vụ cao cấp iCloud+ mới.
Private Relay hoạt động dựa trên 2 máy chủ trạm trung chuyển, trạm của Apple sẽ phụ trách xử lý địa chỉ IP còn trạm của nhà cung cấp trung gian sẽ xử lý địa chỉ web mà người dùng truy cập.
Để trải nghiệm Private Relay trên iOS 15, người dùng truy cập vào "Cài đặt", bấm phần hồ sơ Apple ID, và chọn iCloud. Sau đó, hãy vào tiếp mục "Chuyển tiếp bảo mật" (Private Relay).
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn khôi phục mật khẩu Apple ID trên iOS 15 nhờ người thân
Trên phiên bản hệ điều hành iOS 15 mới ra, người dùng iPhone có thể nhờ người thân hỗ trợ lấy lại mật khẩu Apple ID bị quên, hoặc cả passcode của máy, một cách khá đơn giản và thuận tiện.
Người được nhờ cũng phải đáp ứng một số điều kiện như: Trên 13 tuổi, dùng thiết bị chạy iOS 15 hoặc iPadOS15, cũng đã bật xác thực 2 lớp cho Apple ID, và có cài passcode.
Để chuẩn bị danh sách người thân khi cần khôi phục mật khẩu, người dùng iPhone vào Settings, chọn hồ sơ tài khoản Apple ID của mình, rồi chọn vào "Password & Security" => "Account Recovery".
Trong trường hợp quên mật khẩu, bạn cần liên hệ với người được nhờ để lấy mã khôi phục 6 số. Mã khôi phục này lấy từ mục "Password & Security" => "Account Recovery" của máy người được nhờ.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn thiết lập mật khẩu 2 lớp trên iOS 15
Kể từ phiên bản iOS 15 mới phát hành, người dùng iPhone có thêm ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong hệ điều hành này. Vì thế, người dùng iPhone không cần tải thêm Google Authenticator hay công cụ nào tương đương.
Để sử dụng ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong iOS 15, người dùng iPhone vào mục Settings => Passwords. Hãy lựa chọn website cần cài mật khẩu 2 lớp (ví dụ: facebook.com) trong danh sách, hoặc nếu chưa có hãy bấm dấu + để thêm thông tin.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn kiểm tra màn hình iPhone cũ trên iOS 15
iOS 15 còn có một tính năng hỗ trợ người dùng phát hiện ra chiếc iPhone cũ đã bị thay màn hình hay chưa. Người dùng chỉ cần vào mục "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Giới thiệu".
Phía dưới mục "Gói bảo hành", nếu xuất hiện "Thông báo quan trọng về màn hình" với nội dung "Không thể xác minh rằng iPhone này có màn hình Apple chính hãng", thì nhiều khả năng máy đã bị thay màn hình.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Anh Hào
Những tính năng mới của FaceTime trên iOS 15
Ứng dụng FaceTime trên iOS 15 có rất nhiều tính năng mới như xem phim chung, âm thanh nổi, làm mờ hậu cảnh, chế độ lưới khung hình, hay link hỗ trợ cả người dùng nền tảng khác tham gia.
" alt="Hướng dẫn sử dụng iOS 15" /> - - Sau nửa ngày, hơn trăm ý kiến phản hồi bài viết "Dạy tại chức làm xói mòn nhân cách giảng viên?" trao đổi về vấn đề tác giả nêu ra. Đồng cảm, chia sẻ: Có; nhưng cũng nhiều ý kiến "phản pháo": Chính thầy mới làm xói mòn kiến thức tại chức?
Họ tên: Nguyễn Quốc Bình
Tiêu đề:"Thầy Mai nên xem lại..."Tôi cũng là một giảng viên. Đọc bài của thầy Mai, tôi thấy có một số ý cần trao đổi.
Thứ nhất,việc thầy Mai chấp nhận để môn học của mình bị cắt từ 45 tiết xuống còn 12 tiết là lỗi ở thầy chứ không phải của học viên, cũng chẳng phải hệ thống quản lý.
Thứ hai, việc chấm điểm để đạt yêu cầu (mà thậm chí là đạt cao nửa chứ) là Thầy tự cắt xén chính bản thân mình. Nếu Thầy Mai mãi lo cơm áo gạo tiền, thì cả Việt Nam mình ai là thầy giáo cũng vậy thì sao? Nếu Thầy giữ được Thầy thì không lo "mất dạy".
Tôi nghĩ việc kiếm tiền với một người có kiến thức như thầy Mai đâu khó. Tôi đặt câu hỏi ngược lại: Thầy Mai dạy tại chức làm cho kiến thức của sinh viên bị xói mòn thì sao?
Họ tên: Nguyễn Hà
Tiêu đề:"Không hoàn toàn đúng"Bài viết của thầy Mai cũng có ý đúng - đúng là sinh viên bao ăn, đưa đón, tặng quà thầy khi thầy dạy xong ở hầu hết các lớp tại chức. Nhưng vẫn có nhiều thầy cô không nhận bất cứ thứ gì của sinh viên và dạy cũng nhiệt tình.
Em là một sinh viên bằng 2 hệ tại chức. Đã học 1 bằng chính quy nhưng ra trường không xin được việc, về tỉnh, huyện xin việc thì phải có 100 triệu đồng trở lên mà chưa chắc đã vào được vì “cơ không đủ mạnh”. Nhiều sinh viên tại chức vẫn học thật sự và không có chuyện thầy giải đề sẵn ra cho chép.
Có chăng thì thầy nào dễ để cho lớp được sao chép bài của nhau thui. Em hi vọng thầy cô hãy làm đúng trách nhiệm của mình đừng lấy lý do cuộc sống khó khăn….Nếu thầy nghiêm túc thì không một sinh viên nào dám đưa tiền thầy đâu
Họ tên: Kiên
Tiêu đề: "Cũng có những giáo viên hời hợt cho qua chuyện"Thực trang hiện nay cho thấy cần có biện pháp chấn chỉnh.
Bản thân tôi cũng đã học thêm tại chức nhằm nâng cao kỹ năng của mình nhưng không phải lúc nào cũng như mong muốn. Bên cạnh những giáo viên tâm huyết thì cũng có những giáo viên hời hợt cho qua chuyện.
Vấn đề này ngay cả học viên thì cũng vậy, có người học để lấy kiến thức và kỹ năng nhưng có người cũng chỉ để có cái bằng mà "dọa" người khác.
Vấn đề nằm ở cơ chế, chính sách và người đứng đầu cũng chấp nhận giới hạn như thế và không chịu thay đổi. Quyền lực, tài chính mọi thứ người đứng đầu có thể quyết định được mà đôi khi họ không quyết định được!
Họ tên: Phạm Đức Trung
Tiêu đề:"Thầy cô dạy tại chức có nhiều mánh để moi tiền"Tôi học CĐ. Khi ra trường kiếm được một công việc phù hợp thật vô cùng khó. Rất may, năm tôi ra trường tại huyện tôi thi tuyển viên chức cho ngành giáo dục ngạch hành chính.
Tôi vô cùng sung sướng khi biết điểm đỗ thi tuyển viên chức. Đã 6 năm trôi qua, tôi đăng ký học tiếp chương trình ĐH của 1 lớp tại chức.
Tôi thấy vô cùng bất cập vì những lý do:
Thứ nhất, thầy (cô) giáo dạy lớp tại chức vô cùng nhiều "mánh" đê moi tiền của học viên.
Thứ hai, không phải tất cả các học viên lớp tại chức đều học dốt, không bằng chính quy (tôi khẳng định còn có rất nhiều học viên hơn hẳn chính quy cả về cách sông lẫn học tập).
Thứ ba, tại chức khi ra trường luôn bị nhìn với ánh mắt miệt thị thật vô cùng chán nản.
Họ tên: Tùng LamTiêu đề:"Đừng đổ lỗi một chiều"
Đúng là hệ tại chức có nhiều bất cập, nhưng không phải hệ tại chức nào, trường đào tạo nào cũng có cách học, cách dạy, và chất lượng như thế.
Tùy theo lương tâm nghề nghiệp của giáo viên, ý thức học tập ứng dụng của học viên.
Đừng đổ lỗi một chiều mà học viên là người là sản phẩm mà các trường tạo ra đó. Giảng viên dạy đúng yêu cầu cái mà học viên muốn học thì họ thích học và học tốt thôi.
Chứ dạy kiểu "cùi bắp" của giảng viên thì ai mà học. Tại sao có những trường hợp sinh viên cần kiên thức họ cũng đến lớp khác để tự học? Ở ĐH Cần Thơ, dù tại chức hay chính quy GV họ đều có cách truyền đạt như nhau. Và sinh viên rất thích, nếu cứ ca mãi bài ca "tại chức" thì nên xét lại?
Họ tên: Nguyễn Trung Tây
Tiêu đề:"Biết đến bao giờ xã hội hết chê..."Tôi rất mong ai cũng có lòng tự trọng như thầy, nếu như vậy thì tại chức không còn đường sống. Vì không có điều kiện để học chính quy, nên tôi tự bỏ tiền và công sức để tham gia học tại chức nhằm nâng cao kiến thức cho mình.
Như những gì thầy nói là đúng sự thật, các quan đến lớp đâu có học gì đâu, còn tôi thì bị lớp buộc phải đóng tiền nhằm lo chỗ ăn, chổ ở và phong bì cho thầy, tôi thấy vô lý và có ý kiến thì bị lớp cô lập.
Cuối cùng tôi phải xin thôi học. Không biết đến bao giờ tôi mới có được một cái bằng ĐH tại chức mà được xã hội không chê bai...
Họ tên: Long
Tiêu đề:Dạy tại chức làm xói mòn nhân cách giảng viên?
Tôi thấy Việt mình chỉ chạy theo phong trào. Bây giờ tất cả đổ lỗi cho người học.
Theo tôi, lỗi lớn là do cách quản lý của nhà nước, cách làm việc của Bộ GD-ĐT và đặc biệt là cáh sử dụng nhân lực của nhà nước.
Bộ GD-ĐT cho mở ồ ạt các trường đại học, chuẩn đầu vào ngày càng thấp. làm giáo dục theo kiểu kinh tế thị trường.
Chỉ cần có tiền, có quan hệ là cho mở trường mở lớp.
Dù không tuyển tại chức thì lại phát sinh đào tạo theo hình thức liên thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ.
Tôi công tác tại một trường đại học chính quy nhưng tôi thấy có sinh viên thi được 9 điểm cũng đỗ đại học theo địa chỉ. Vậy thử hỏi chất lượng chính quy có khác gì tại chức dân lập.- Nguyễn Hiền(tổng hợp)
Họ tên: Trần Bình
Tiêu đề: Xem lại cách học và thi đối với các hệ không chính quy
Có một lần đi công tác trong Nam tôi có nói chuyện với một anh là Phó Văn phòng UBND tỉnh, anh học tại chức trước năm 1975 ở trong Nam cũng vì hoàn cảnh gia đình nên phải vừa đi làm vừa học. Anh cho biết thời đó không có phân biệt giữa bằng chính quy và bằng tại chức (không ghi tại chức hay chính quy vào bằng). Cách học khác nhau nhưng khi thi hết môn học sinh chính quy và tại chức thi chung và cùng đề. Đã có lần tôi phỏng vấn một bạn học công nghệ thông tin hệ tại chức, bạn này không qua được kỳ thi đại học nên xin ngay vào học tại chức. Tôi nhận được câu trả lời rất thẳng thắn "tại chức chúng cháu thầy dạy như thế, chúng cháu học như thế, thi như thế, cháu chả biết gì đâu". Phải chăng nên xem lại các tổ chức các hình thức đào tạo không chính quy hiện nay (tại chức, từ xa...).
" alt="Chính thầy mới làm xói mòn kiến thức tại chức?" />热点内容- ·Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·Tin tức Sao Việt ngày 20/8: Văn Mai Hương khoe đường cong bốc lửa ở bể bơi
- ·Nhà bán lẻ đua nhau mở 'Apple Store phiên bản thu nhỏ'
- ·Hơn 1 triệu cuộc gọi thành công, mạng thầy thuốc đồng hành chăm sóc từ xa 42% F0
- ·Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- ·Vị tướng đi làm bằng xe buýt
- ·Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế Houlin Zhao phát biểu tại ITU Digital World 2021
- ·Hãng phim Việt mua bản quyền “Cánh đồng bất tận”
- ·Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Tin tức Sao Việt ngày 4/7: MC Quyền Linh hài hước kể truyện về... trâu
-- 友情链接 --