Nhận định

Truy nã kẻ mạo danh công an, cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-13 23:41:30 我要评论(0)

Đối tượng bị truy nã. Ảnh: CACCTheo tài liệu điều tra, vào tháng 12/2023, thông qua một nhóm trên Fatin bong da moi nhattin bong da moi nhat、、

ammmmma.png
Đối tượng bị truy nã. Ảnh: CACC

Theo tài liệu điều tra, vào tháng 12/2023, thông qua một nhóm trên Facebook, Trần Văn Sang (SN 1991, ở Mê Linh, Hà Nội), Vũ Xuân Phúc (SN 1996, ở Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Duy Lĩnh (SN 1991, ở Đông Hưng, Thái Bình) và Bạch Công An đã làm quen và lập thành một nhóm để thực hiện hành vi cướp tài sản.

Mục tiêu của nhóm đối tượng này là anh Phạm Văn Toàn (SN 1995, ở Mê Linh), một người làm nghề quảng cáo trên Facebook, thường xuyên đi làm về một mình. Vào lúc 0h ngày 8/12/2023, khi anh Toàn đang đi xe máy SH về nhà, nhóm của An đã chặn đầu xe anh.

Một tên trong nhóm tự xưng là công an và nói: "Toàn à, công an đây". Trong khi đó, kẻ khác dùng khóa số 8 để khóa tay anh Toàn, trùm túi lên đầu nạn nhân và "áp giải" anh lên xe ô tô.

Lúc này, Bạch Công An tự giới thiệu là công an hình sự và thông báo anh Toàn bị điều tra vì liên quan đến các tội trốn thuế, rửa tiền, lừa đảo. Sau đó, An truy cập vào hai tài khoản của Toàn và chuyển gần 400 triệu đồng vào tài khoản game online.

Sau khi cướp tiền xong, nhóm đối tượng tháo khóa số 8, dùng băng keo trói tay anh Toàn và yêu cầu nạn nhân không được tháo túi trùm đầu trong vòng 5 phút sau khi chúng bỏ đi.

Đến 20h ngày 13/1, khi anh Toàn đi bộ đến điểm hẹn, anh lại bị nhóm đối tượng này bắt cóc, trói và bịt đầu, đưa lên xe ô tô. Lúc này, An yêu cầu anh Toàn nộp 3 tỷ đồng để kết thúc "chuyên án", nhưng nạn nhân không có đủ tiền. Thậm chí, An còn yêu cầu Toàn phải vay tiền ngay để chuyển cho chúng.

Ngày 20/1, anh Toàn vay mượn bạn bè và chuyển thêm 200 triệu đồng cho An. Tổng cộng, nhóm đối tượng đã cướp được 710 triệu đồng của anh Toàn.

Ngày 22/7, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Bạch Công An, tuy nhiên đối tượng này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và hiện đã bị truy nã đặc biệt.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords} 

Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên). 

Đây không phải tổng số tài khoản đăng ký (account) mà là tổng số người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users - MAU). Chỉ số này là công cụ đo lường phổ biến cho thấy mức độ tương tác của người dùng đối với một một sản phẩm trên môi trường Internet. 

Như vậy, chỉ sau hơn 2 năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Đây là quy mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các nền tảng ngoại.

{keywords}
Zalo của tập đoàn VNG đang là cái tên nổi bật nhất khi nhắc tới các mạng xã hội Việt Nam. 

Ngoài số lượng mạng xã hội có tiềm lực mạnh đã tăng lên gấp đôi, còn một vấn đề đáng lưu tâm khác khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam. 

Chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018. Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động. 

{keywords}
Sự ra đời của những cái tên mới như Lotus, Gapo cũng góp phần giúp các mạng xã hội trong nước có thêm "đồng đội" để cạnh tranh cùng các nền tảng ngoại. Ảnh: Trọng Đạt

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.

Những số liệu kể trên đã cho thấy, trong năm 2020, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.  

Vì sao phải phát triển các mạng xã hội Việt Nam?

Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Điều đó cũng có nghĩa, thay vì trả bằng tiền, người dùng đã trả cho các mạng xã hội thông tin cá nhân để có quyền sử dụng sản phẩm. 

Facebook là ví dụ điển hình cho việc biến dữ liệu người dùng thành thứ "hái ra tiền". Ngay từ bước đăng ký, Facebook đã yêu cầu người dùng cung cấp email, số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ... 

Trong quá trình hoạt động, nền tảng này còn thu thập vị trí, ghi nhớ các hành động, thói quen và nội dung tìm kiếm của người dùng. Những thông tin này sau đó được dùng để phân tích nhằm phục vụ cho quảng cáo hướng đối tượng.

{keywords}
Trái với suy nghĩ của nhiều người, các mạng xã hội không hề miễn phí. Thay vào đó, các nền tảng này làm giàu bằng cách khai thác dữ liệu từ người sử dụng. 

Google cũng có cách làm tương tự Facebook nhưng ở quy mô còn khủng khiếp hơn. Với hàng loạt các công cụ như Google Search, YouTube, Google Maps, Gmail,... gã khổng lồ tìm kiếm nắm trong tay lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ thiết bị. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích không lành mạnh? Đó là lúc mà cả thế giới phải đối mặt với những hiểm họa lớn về vấn đề an ninh. Vụ bê bối Cambridge Antalyca liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó. 

Thực tế trên khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng về sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Đó cũng là lý do mà Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện của các nền tảng nước ngoài

Thay vì cấm đoán, mối nguy này có thể được giải quyết bằng sự lớn mạnh và cạnh tranh sòng phẳng của các nền tảng nội. Chỉ có điều, rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được điều này. 

{keywords}
Nga là một trong những quốc gia hiếm hoi không phụ thuộc vào Facebook nhờ sự xuất hiện của mạng xã hội Vkontakte . Đây là mạng xã hội do người Nga tự phát triển để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngoại. 

Trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte) - mạng xã hội do chính người Nga phát triển.

Số liệu của Statista cho thấy, tính đến tháng 1/2020, Vkontakte hiện có 38 triệu người dùng Nga, chiếm khoảng 54% lượng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên tại quốc gia này. Đây cũng là ví dụ hiếm hoi cho thấy một quốc gia có thể phát triển mạng xã hội của riêng mình để cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới. 

Với Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của We are social, tính đến tháng 1/2020, Facebook hiện có 61 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã gần như đuổi kịp Facebook về số lượng người sử dụng.

{keywords}
Các nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam tính theo % số người dùng Internet (trong độ tuổi từ 16-64). Số liệu: We are social

Nhìn ở góc độ rộng hơn, số người dùng Facebook chiếm khoảng 90% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16-64. Số liệu này cho thấy, Facebook gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi. 

Giống như Nga, Việt Nam cũng đã tìm ra con đường riêng để bảo vệ “bộ não của người Việt Nam”. Đó chính là việc thúc đẩy các nền tảng mạng xã hội do người Việt tự phát triển. 

Người Việt tự làm chủ nền tảng, dữ liệu Việt 

Chia sẻ về Gapo, Lotus, ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, 2 nền tảng này được phát triển nhắm vào các thị trường riêng. Gapo nhắm vào thị phần dành cho giới trẻ. Với Lotus, mạng xã hội này nhắm vào tập khách hàng đã có sẵn của VCCorp. 

Theo ông Tiến, bản chất của các mạng xã hội này là cung cấp nền tảng để triển khai thêm các dịch vụ mới dựa trên tập database khách hàng mà họ đã có sẵn. 

Các mạng xã hội nước ngoài phổ biến tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới lĩnh vực giải trí, thu hút người dùng để từ đó kiếm tiền quảng cáo. Tuy vậy, các nền tảng này chưa đi sâu vào thị trường ngách và các sản phẩm, dịch vụ. 

So với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa.

Điểm khác biệt ở đây là Gapo, Lotus hay các mạng xã hội trong nước tập trung vào tập database có sẵn để tăng cường thêm trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Thông qua các mạng xã hội này, G-Group và VCCorp (đơn vị phát triển Gapo, Lotus) có thể thu thập được insight khách hàng để từ đó mang tới những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. 

{keywords}
Khác với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Tiến, sự nổi lên của các mạng xã hội trong nước sẽ giúp chúng ta làm chủ về mặt công nghệ, từ đó khiến nền kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững hơn. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm trong tay dữ liệu, hành vi người dùng để nghiên cứu, phân tập và phát triển sản phẩm. 

“Nhờ dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp F&B có thể phân tập đối tượng quảng cáo theo độ tuổi, nhóm đối tượng,... Chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo vì thế sẽ giảm đi trông thấy.”, ông Tiến nói.

Trước đây, chúng ta không kiểm soát được cuộc chơi và hoàn toàn bị phụ thuộc vào các nền tảng ngoại, phải mua dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của các mạng xã hội trong nước sẽ giải được bài toán về sự phụ thuộc. 

Đừng coi Gapo, Lotus, Zalo là đối thủ cạnh tranh của Facebook, Google

Tuy có tốc độ phát triển nhanh ấn tượng, vẫn còn đó không ít những chỉ trích nhằm vào các mạng xã hội Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Viết Tiến cho rằng, những ý kiến tiêu cực đó chưa hẳn đã chính xác. 

Về bản chất, đánh giá người dùng ở đây là về những nội dung được khởi tạo trên các mạng xã hội. Nội dung là một cấu phần quan trọng của tất cả các mạng xã hội, tuy nhiên, chúng lại do chính người dùng tạo ra. 

“Mỗi người là một thực thể và do vậy chúng ta sẽ có những góc nhìn khác nhau. Chính vì sự khác biệt này mà các mạng xã hội mới phát triển như hiện tại. Do vậy, chúng ta nên nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn.”, ông Tiến nói. 

{keywords}
Ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, không nên nhìn vào câu chuyện của các mạng xã hội trong nước và “đào sâu” chuyện họ sẽ phải trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook, Google. 

Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng những nền tảng mạng xã hội của riêng mình nhằm tạo ra một lượng người dùng trung thành và hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới. 

Nói về hướng phát triển của các mạng xã hội trong nước, theo ông Tiến, chỉ cần có nội dung và hiệu suất nền tảng tốt, người dùng sẽ chủ động tìm đến. Cách làm này thiết thực và bền vững hơn việc kêu gọi hay bỏ chi phí truyền thông, quảng cáo lớn để câu kéo người dùng.

Trọng Đạt

" alt="Mạng xã hội Việt Nam: Chúng ta đang ở đâu so với Facebook, Google?" width="90" height="59"/>

Mạng xã hội Việt Nam: Chúng ta đang ở đâu so với Facebook, Google?

Buộc nộp lại tiền thu lợi bất chính 

Thời gian qua, huyện Bình Chánh được xem là “điểm nóng” về tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng của TP.HCM. Nhiều trường hợp vi phạm suốt thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không xử lý dứt điểm, gây bức xúc cho người dân. 

Một trong số đó là khu ẩm thực Bình Xuyên (số C3/18 ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) do ông Trần Duy Nhã làm chủ. Khu ẩm thực có quy mô gần 25.000m2 này được xác định có nhiều vi phạm đất đai từ năm 2009. 

{keywords}
Chủ khu ẩm thực Bình Xuyên sử dụng sai mục đích hàng chục ngàn mét vuông đất. 

Về nguồn gốc đất, theo UBND xã Bình Hưng, trong 25.000m2 đất khu ẩm thực Bình Xuyên có hơn 2.300m2 thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trần Duy Nhã, phần còn lại ông này thuê của 4 chủ đất khác và một phần rạch. 

Theo quy hoạch, toàn bộ khu đất này thuộc Khu B – Làng Đại học, có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 11/1996. 

Giai đoạn từ năm 2000 – 2003, các chủ đất đã tiến hành san lấp toàn bộ phần rạch. Năm 2008, gia đình ông Nhã thương lượng, thuê lại các phần đất này và bắt đầu đào ao, dựng các công trình như chòi thực khách ngồi, khu giữ xe… của khu ẩm thực Bình Xuyên. 

Đến năm 2013, chủ khu ẩm thực tháo dỡ bãi xe cũ làm khu phòng VIP và các chòi thực khách ngồi lân cận. Từ năm 2015 đến nay, khu ẩm thực không xây dựng thêm các công trình kiên cố. Hàng năm, chủ khu ẩm thực có sơn phết, lợp lại lá, tu sửa và di dời những điểm vui chơi. 

Hiện trạng khu ẩm thực gồm các hạng mục: Bãi giữ xe ô tô, bãi giữ xe máy, điểm trưng bày giày, phòng nhận tiệc, các chòi thực khách ngồi dùng tiệc, nhà bếp, kho vật dụng, điểm vui chơi, nhà vệ sinh… và các công trình tạm khác. 

{keywords}
Hiện trạng khu ẩm thực Bình Xuyên.

Ngày 23/4/2020, UBND xã Bình Hưng đã lập biên bản vi phạm hành chính với ông Trần Duy Nhã. Nhưng do cần rà soát diện tích vi phạm nên UBND xã kiến nghị gia hạn thời hạn ban hành quyết định xử phạt.

Đến tháng 6/2020, UBND huyện Bình Chánh đã chuyển hồ sơ vi phạm hành chính của ông Nhã cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM để cơ quan này xem xét, trình UBND Thành phố ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền. 

Trong báo cáo, UBND huyện Bình Chánh chỉ ra hàng loạt vi phạm của chủ khu ẩm thực Bình Xuyên, đó là: Chiếm hơn 4.800 đất rạch; chuyển hơn 13.000m2 đất lúa và hơn 6.000m2 đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp. Trên những phần đất vi phạm này có xây dựng cột bê tông, tường gạch, mái tole, mái lá…

Do đó, UBND huyện Bình Chánh đề xuất xử phạt chủ nhà hàng ẩm thực Bình Xuyên tổng số tiền 210 triệu đồng, buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại đất lấn chiếm. Đồng thời, xem xét buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm mà có. 

Công trình không phép là "điểm ẩm thực tiêu biểu"?

Trong khi cơ quan chức năng vẫn đang xử lý các hành vi vi phạm về đất đai tại khu ẩm thực Bình Xuyên, mới đây ông Trần Duy Nhã có đơn xin cho tồn tại công trình. 

Theo ông Nhã, khu đất 25.000m2 nhà hàng Bình Xuyên được ông thuê lại từ 4 hộ dân với hiện trạng xây dựng nhà trọ, vườn kiểng, chuồng vịt… từ năm 2003. Sau đó, ông cải tạo làm quán ăn sinh thái Bình Xuyên. 

Ngoài tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương, chủ khu ẩm thực Bình Xuyên cho biết hàng năm đều nộp thuế kinh doanh cho Nhà nước đầy đủ. Đây còn là điểm ẩm thực tiêu biểu của TP.HCM cũng như được du khách quốc tế ưu thích (!?).

{keywords}
Chủ khu ẩm thực Bình Xuyên xin cho tồn tại công trình đến khi dự án Làng Đại học triển khai. 

Lấy lý do khu ẩm thực nằm trên khu đất bị quy hoạch treo đã 28 năm và nếu không sử dụng vào mục đích gì sẽ rất lãng phí, ông Nhã xin cho tồn tại khu ẩm thực đến khi dự án triển khai và sẽ tự nguyện tháo dỡ. 

Bên cạnh đó, các hộ dân cho ông Nhã thuê đất là Võ Văn On, Nguyễn Văn Hai và Đinh Công Lý cũng có đơn gửi cơ quan chức năng. Những người này xin được sử dụng đất vào mục đích cho thuê tạm để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh cho biết, huyện đã báo cáo vụ việc xử lý vi phạm đất đai tại khu ẩm thực Bình Xuyên đến UBND TP.HCM và quan điểm của địa phương là thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố. 

Liên quan đến việc xử lý các trường hợp xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng tại huyện Bình Chánh, ngày 7/9/2020 UBND TP.HCM chỉ đạo UBND huyện chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành liên quan thành lập tổ công tác. 

Tổ công tác này có chức năng xử lý các nội dung liên quan và thực hiện cưỡng chế các công trình vi phạm về đất đai, xây dựng có tính chất phức tạp, trọng điểm ở huyện Bình Chánh. 

UBND TP.HCM giao Sở Tư pháp phối hợp với các đơn vị thực hiện áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước, biện pháp ngăn chặn, xử lý nhanh đối với công trình vi phạm đất đai, xây dựng sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thông qua. " alt="Chủ khu ẩm thực gần 25.000m2 xây không phép xin tồn tại công trình" width="90" height="59"/>

Chủ khu ẩm thực gần 25.000m2 xây không phép xin tồn tại công trình

Nửa cuối năm 2020 đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của Đột Kích sau một thời gian tháo gỡ nhiều thách thức cản đường trong vài năm trở lại đây. Cộng đồng Đột Kích đang chứng kiến người khổng lồ năm xưa đang từng bước lấy lại sức mạnh thời hoàng kim và hướng đến tương lai lớn mạnh hơn nữa.

Sự trở lại của mảng eSports và thi đấu quốc tế

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mảng eSports của Đột Kích đã gặp phải nhiều khó khăn. Các giải đấu ít dần và sau đó mất hẳn suất dự chung kết CFS 2019 chỉ vì trong năm đó không có giải đấu vòng loại trong nước nào để tuyển chọn đội tham dự. Khoảng trống đó cộng với dịch Covid-19 bùng nổ đầu năm 2020 khiến công tác tổ chức giải gần như tê liệt. Các đội tuyển cũng bắt đầu mệt mỏi vì không có giải đấu, sức ép kinh tế, luyện tập.

Bỏ lỡ CFS 2019 là một điều đáng tiếc

Sau khi tiếp nhận chuyển giao công tác phát hành game, NPH VTC Online gần đây đã quyết định khởi động lại mảng eSports với giải đấu CFVN Championship 2020 tổ chức vào thời điểm cuối năm, hiện đang đi vào vòng 8 đội.

Tuy vẫn còn hạn chế, phải thi đấu online do ảnh hưởng của Covid-19 nhưng bước trở lại này đánh dấu sự hồi sinh thần tốc của cộng đồng eSports Đột Kích. Rất nhiều đội tuyển đã đăng ký tham gia và không thiếu những gương mặt danh tiếng trong các đội tuyển hàng đầu từng góp mặt tại chung kết thế giới. Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều đội tuyển mới quyết tâm thách thức kỹ năng của các lão làng để trở thành những ngôi sao mới trên bảng xếp hạng.

Có thể nói bước khởi đầu này cực kỳ ấn tượng và hứa hẹn một năm 2021 hoành tráng cho mảng eSports của Đột Kích mở ra một sự trở lại cực mạnh của Việt Nam trên đấu trường Đột Kích thế giới.

Chống hack hiệu quả

Hack game từng là nỗi ám ảnh của dân Đột Kích và từng có lúc trở thành một “meme” của cộng đồng mạng. Tuy nhiên điều này đã trở thành quá khứ với những nỗ lực chống hack ngày càng hiệu quả của NPH VTC Online. Đây là một sự kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau từ tự động đến thủ công và sự phối hợp của cộng đồng game thủ quyết loại trừ hack. Kết quả là các kênh cao cấp, chuyên nghiệp đã vắng bóng hack.

Nỗ lực kiên trì chống hack đã cho kết quả

Đầu tiên, NPH VTC Online đã áp dụng hệ thống chống hack Xigncode 3, hệ thống report ingame và Code Hunter đều bật chế độ quét tự động. Các tay chơi hack sẽ bị phát hiện và loại bỏ với tốc độ cực nhanh. Kèm theo đó là hệ thống CSKH hoạt động 24/24, tiếp nhận 100% phản hồi từ người dùng, luôn luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng để hoàn thiện.

Tăng cường hoạt động phát triển cộng đồng

Trong năm 2020, NPH VTC Online đã có hàng loạt động thái nhằm mở rộng các hoạt động cộng đồng và tăng cường hoạt động stream cũng như tập hợp các nhân vật nổi tiếng của cộng đồng trở về server Việt Nam.

Hoạt động Đại Chiến Streamer được tổ chức thường xuyên với dàn khách mời là các gương mặt danh tiếng trong cộng đồng Đột Kích như bomman, rip113, bộ bim, ThụtTV... Game thủ không những được xem thần tượng stream mà còn được xem các thần tượng lập team đấu với nhau qua những trận đấu đầy hấp dẫn.

Đại Chiến Streamer – một trong nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho cộng đồng Đột Kích

Số lượng các nhà sáng tạo nội dung, streamer trở lại với Đột Kích cũng tăng lên khi có ngày càng nhiều tên tuổi trở lại với Đột Kích sau khi dừng làm video hoặc từ các server nước ngoài quay về. Dạo qua các kênh video về Đột Kích nổi tiếng có thể thấy nhiều gương mặt như Rùa Ngáo, Anh Đã Già, Tiền Zombie, Pino liên tục ra các clip server Việt Nam.

Lấy lại sức mạnh, hướng đến tương lai

Có thể nói Đột Kích đã lấy lại được sức mạnh vốn có và đang tiếp tục hành trình hướng đến tương lai của mình. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng đây là một tín hiệu tốt và một động lực mạnh mẽ để NPH VTC Online cùng cộng đồng game thủ Đột Kích tiếp tục xây dựng một tương lai mới.

EVA Team đại diện Đột Kích Việt Nam đoạt Á quân CFS 2017

Việt Nam sẽ tiếp tục là một đội mạnh tranh giải vô địch thế giới hàng năm, Đột Kích sẽ tiếp tục là cái tên đầu tiên mọi người nhớ đến khi nói về game bắn súng online tại Việt Nam. Cộng đồng Đột Kích sẽ là cộng đồng xạ thủ đông đảo và mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt!

ABC

" alt="Vượt qua khó khăn – Đột Kích đang trở lại và lợi hại hơn xưa!" width="90" height="59"/>

Vượt qua khó khăn – Đột Kích đang trở lại và lợi hại hơn xưa!