Trước sự đe dọa này, Bộ trưởng Kinh tế Đức - Robert Habeck và Bộ trưởng Tài chính Pháp - Bruno Le Maire nói rằng Meta cần tuân thủ các quy định mới của EU, nếu không các nền tảng truyền thông xã hội của nó sẽ bị cấm trên toàn châu Âu. Facebook cũng đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ của người dùng sau động thái này.
Trước tình hình căng thẳng vào ngày 8/2, Phó Chủ tịch Markus Reinisch đã có bài viết trên blog của Meta để phản hồi về vấn đề này. Theo ông Reinisch, Meta không hề đe dọa rút khỏi châu Âu, báo chí đưa thông tin sai sự thật.
Meta chỉ ra rằng, cũng giống như các công ty khác, họ lo ngại rằng việc ngăn chặn việc truyền dữ liệu xuyên Đại Tây Dương sẽ cản trở hoạt động kinh doanh. Ít nhất 70 công ty khác trong nhiều ngành, bao gồm mười doanh nghiệp châu Âu, cũng đã nêu ra những rủi ro xung quanh vấn đề này.
Lợi bất cập hại
Trên thực tế, việc Facebook rút khỏi thị trường châu Âu sẽ mang lại nhiều tổn thất cho công ty hơn là lợi ích. Theo báo cáo của Facebook vào quý 4/2021, Facebook có hơn 309 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Châu Âu. Mặc dù không có bất kỳ sự tăng trưởng nào trong năm quý vừa qua, nhưng nó chiếm gần 16% lượng người dùng toàn cầu. Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng cho khu vực này là 427 triệu, chiếm 14,6%.
Bên cạnh đó, trong quý 4/2021, tổng doanh thu của Meta tại châu Âu là 8,3 tỷ USD, tương đương với 24% tổng doanh thu toàn cầu. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) của Facebook là 19,68 USD - cao nhất từ trước đến nay đối với khu vực này.
Tất cả những con số trên cho thấy người dùng châu Âu rất có giá trị đối với Meta. Đối với một công ty đang mất giá cổ phiếu nhanh chóng, việc rút khỏi khu vực tạo ra doanh thu đáng kể là hoàn toàn không hợp lý. Thêm vào đó, nhiều trung tâm dữ liệu và văn phòng công nghệ của Meta hiện vẫn đang có trụ sở trong biên giới châu Âu.
Lợi thế duy nhất đối với việc Meta rút khỏi châu Âu là nó không phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền giống như ở Mỹ. Tuy nhiên công ty sẽ tổn thất rất nhiều về mặt kinh tế và đó không phải là con số mà Mark Zuckerberg muốn chi trả.
Đây không phải là lần đầu tiên Meta đưa ra lời đe dọa rời khỏi một thị trường cụ thể. Năm ngoái, Meta đã cấm người dùng truy cập hay chia sẻ tin tức ở Úc, nhằm hù dọa nhằm khiến chính phủ Úc sửa đổi quy tắc thương lượng trên phương tiện truyền thông của mình.
Rob Nicholls, Phó giáo sư và chuyên gia chính sách cạnh tranh của Đại học New South Wales, cho biết các công ty nền tảng kỹ thuật số như Meta phụ thuộc nhiều vào hiệu ứng mạng, chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất, vì thế đe dọa chính phủ sẽ là hành động “mua dây buộc mình”, không chỉ ảnh hưởng xấu đến doanh thu mà còn cả sự ổn định của toàn mạng lưới. Chẳng hạn, những người sống ở Úc giao tiếp với gia đình và bạn bè ở châu Âu bằng Instagram hoặc WhatsApp, hoàn toàn có thể chuyển sang một nền tảng khác nếu Meta đóng cửa ứng dụng ở hai thị trường này.
Thêm vào đó, với việc các chính phủ ngày càng tự tin hơn trong việc không phụ thuộc vào các nhu cầu công nghệ lớn, Meta đang bị ràng buộc, đặc biệt là khi 98% doanh thu của nó vẫn đến từ quảng cáo kỹ thuật số.
Facebook nên làm gì?
Nếu EU và Mỹ không thể đi đến một giải pháp chung về cách thức truyền dữ liệu, Facebook rõ ràng chỉ có hai lựa chọn.
Đầu tiên là rút một số dịch vụ của mình khỏi EU. Đây không phải là một lựa chọn hấp dẫn vì EU có dân số tương đương với Mỹ. Trong quý gần đây nhất, gần 25% doanh thu quảng cáo của công ty đến từ châu Âu.
Giải pháp thay thế khác là Meta sẽ thay đổi các quy trình kinh doanh của mình để phù hợp với các quy định mà châu Âu đưa ra. Tuy nhiên, tùy chọn này sẽ tốn kém vì nó sẽ đòi hỏi Meta phải có các trung tâm dữ liệu lớn và riêng biệt ở Châu Âu.
Hiện tại, chưa rõ Meta sẽ quyết định như thế nào. Tuy nhiên, vào thời điểm công ty đang có nhiều biến động cũng như nhận được sự phản hồi gay gắt từ phía Đức và Pháp, thực hiện những động thái mang tính “xoa dịu” là điều Facebook nên cân nhắc.
Hương Dung(Tổng hợp)
Facebook dọa sẽ đóng cửa tại châu Âu; thêm 1 công ty khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của iPhone; EU vung 49 tỷ USD giải cơn khát chip;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Vì sao Facebook không thể ‘đoạn tuyệt’ với châu ÂuChiếc SUV cỡ nhỏ đáp ứng đủ tiêu chí dẫn động hai cầu và mức giá thấp đầu tiên được nhắc đến chính là MG HS 2.0T Trophy. Đây là một mẫu xe thuộc phân khúc SUV hạng C đang có mức giá bán cạnh tranh nhất trong phân khúc hiện nay. Khách hàng chỉ cần bỏ ra số tiền 829 triệu là có thể sở hữu ngay MG HS 2.0T Trophy – phiên bản trang bị đầy đủ "option" nhất.
Sở hữu MG HS 2.0T Trophy, khách hàng sẽ có cơ hội vận hành cỗ máy có dung tích 2.0L tăng áp cho công suất 225 mã lực và mô-men xoắn cực đại 360Nm đi kèm với hộp số ly hợp kép thể thao 6 cấp và hệ dẫn động hai cầu AWD. Xét về sức mạnh của khối động cơ, MG HS 2.0T Trophy có thể sánh ngang với một số mẫu SUV hạng D mạnh mẽ hiện nay và đương nhiên là mẫu xe này cũng đang là mẫu xe mạnh nhất phân khúc. MG HS 2.0T Trophy trang bị 4 chế độ lái bao gồm chế độ Super Sport cho cảm giác lái phấn khích và hấp dẫn hàng đầu hiện nay.
2. Mitsubishi Outlander 2.4 Premium – 1.058 triệu đồng
Mitsubishi Outlander 2.4 Premium không chỉ đáp ứng đủ hai tiêu chí giá rẻ và sử dụng hệ dẫn động hai cầu mà còn trang bị cấu hình 5+2 chỗ ngồi mặc dù chỉ thuộc phân khúc SUV hạng C. Tương tự như các đối thủ khác, khách hàng sẽ phải móc “hầu bao” 1.058 triệu đồng để sở hữu chiếc xe cao cấp nhất của dòng Outlander.
Outlander 2.4 Premium trang bị khối động cơ 2.4L hút khí tự nhiên nên công suất có phần khiêm tốn khi chỉ sản sinh ra công suất 165 mã lực và mô-men xoắn 222Nm. Xe sử dụng hộp số CVT đi kèm với hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian. Ngoài ra, Outlander 2.4 Premium tại Việt Nam thuộc thế hệ cũ nên chưa được trang bị nhiều tùy chọn lái như thế hệ mới nhất được ra mắt tại các nước châu Âu, đó cũng là lý do khiến khả năng vận hành của mẫu xe này ở mức vừa đủ và không có nhiều đột phá.
3. Mazda CX-5 2.5 Signature Premium AWD – 1.059 triệu đồng
Mazda CX-5 là cái tên không còn xa lạ khi hiện tại đang là mẫu xe bán chạy nhất trong phân khúc SUV hạng C và thường xuyên lọt TOP 10 xe bán chạy nhất hàng tháng. Với phiên bản cao cấp nhất, CX-5 2.5L Signature Premium AWD được trang bị hầu hết “tinh túy” của các dòng xe Mazda đang bán ra tại Việt Nam, bao gồm cả hệ dẫn động hai cầu và cái giá mà khách hàng phải bỏ ra là 1.059 triệu đồng.
Các dòng xe Mazda nói chung và CX-5 nói riêng vẫn trung thành với việc sử dụng khối động cơ hút khí tự nhiên cho các dòng sản phẩm của mình. Chính vì thế nên dù trang bị khối động cơ 2.5L nhưng công suất của CX-5 2.5 Signature Premium AWD chỉ đạt 188 mã lực kết hợp với hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động AWD.
Theo Xe đời sống/Nghe nhìn VN
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong số hàng triệu chiếc xe đã sản xuất và xuất khẩu khắp thế giới, cùng với việc tạo ra nhiều mẫu xe bán chạy nhất, Toyota cũng đã cho ra đời một số mẫu xe vô cùng dị thường, thậm chí là điên rồ.
" alt=""/>Khách Việt yêu thích SUV dẫn động 2 cầu, đây là 3 lựa chọn với mức giá rẻ nhất hiện nay![]() |
Toyota Tundra 2022 có giá từ hơn 37.600 USD |
Theo đó, Toyota Tundra 2022 phiên bản cơ sở 4x2 SR có giá bán là 37.645 USD (khoảng 870 triệu đồng), đã bao gồm 1.695 USD phí vận chuyển.
Còn phiên bản cao cấp nhất mang tên 1794 Edition 4x4 có giá bán tới 62.715 USD (khoảng 1,44 tỷ đồng). Số 1794 là năm thành lập trang trại tại San Antonio, nơi đặt nhà máy của Toyota sau này.
Tundra mới có "trái tim" là khối động cơ 3.5L V6 tăng áp kép. Động cơ tiêu chuẩn sản sinh công suất ấn tượng 389 mã lực và mô-men xoắn cực đại 649 Nm, hơn cả loại động cơ V8 5.3L của Silverado, 3.6L V6 của Ram và nhiều loại động cơ của F-150.
![]() |
Toyota Tundra có tổng cộng 28 phiên bản, trong đó có cả loại động cơ Hybrid sẽ đến tay khách hàng vào đầu năm 2022. |
Ngoài ra, Tundra còn được trang bị động cơ Hybrid hoàn toàn mới được gọi là i-Force Max cũng dựa trên khối động cơ như trên nhưng được bổ sung thêm mô tơ điện, sản sinh tổng công suất tối đa 437 mã lực và mô-men xoắn cực đại 790 Nm.
Với thông số sức mạnh như trên, hệ truyền động Hybrid mới trên Tundra 2022 tự tin "đánh bại" hầu hết các động cơ khác của mọi đối thủ. Tất cả các phiên bản của Tundra 2022 đều đi kèm với hộp số tự động 10 cấp.
Theo thông tin từ hãng xe Nhật Bản, các phiên bản động cơ đốt trong Toyota Tundra 2022 dự kiến sẽ có mặt tại các đại lý trước vào cuối năm 2021. Còn các phiên bản Hybrid sẽ ra mắt vào đầu năm 2022.
Nguyễn Hoàng(theo MSN)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Toyota vừa kêu gọi Quốc hội Mỹ loại bỏ các ưu đãi dành cho xe điện trong thời gian tới. Điều này có thể gây cản trở cho chính quyền Tổng thống Biden xây dựng các chính sách hỗ trợ xe điện hiện nay.
" alt=""/>Xe bán tải Toyota Tundra 2022 chốt giá từ hơn 37.600 USD