D.T(theo Newsflare)
Người đàn ông bị sét dội xuống đầu, tia lửa bắn tung tóe
Luồng sét dội xuống đầu người đàn ông đang cầm ô và bộ đàm đang đi trong khoảng sân rộng, tia lửa bắn tung tóe.
D.T(theo Newsflare)
Luồng sét dội xuống đầu người đàn ông đang cầm ô và bộ đàm đang đi trong khoảng sân rộng, tia lửa bắn tung tóe.
60 năm là chặng đường xây dựng, trưởng thành và không ngừng phát triển của Học viện Ngân hàng, gắn với sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam, cũng như sự phát triển chung của ngành ngân hàng và nền kinh tế.
Ngay trong buổi lễ, NGƯT. PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng chia sẻ và điểm lại những cố gắng, nỗ lực của Học viện Ngân hàng trong việc hoàn thành sứ mệnh đào tạo, để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khối ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trong những năm vừa qua, Học viện Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu đồng bộ; từng bước đạt chuẩn, đầu tư cho thư viện, mở rộng đầu sách, kết nối thư viện điện tử; hoàn thiện công trình xây dựng giảng đường trụ sở Học viện Ngân hàng; đầu tư bài bản hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng mở rộng, tích hợp trong tương lai…
Hiểu rõ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, Học viện Ngân hàng đã xác định các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2021-2025, với tầm nhìn: Đến năm 2030, Học viện Ngân hàng là trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, nằm trong nhóm các trường hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Khoa Tài chính tại học viện Ngân hàng đã nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường trong suốt những năm qua.
Sự kiện cũng là dịp để tri ân và tôn vinh những cống hiến của đội ngũ cán bộ nhân viên, giảng viên học viện. Tính từ năm 1961 đến nay, Học viện Ngân hàng đã đào tạo hàng vạn cán bộ có trình độ cao cho ngành tài chính - ngân hàng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được “tiếp lửa” học tập, đạt được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các chuyên gia đầu ngành. Bên cạnh đó, nhiều cựu sinh viên của trường hiện đang giữ những cương vị quan trọng trong Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại…
Đại diện Học viện Ngân hàng bày tỏ: “Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống và 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay dù đã diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, nhưng vẫn là dịp để Học viện Ngân hàng nhìn lại và tự hào về một chặng đường đã qua. Tiếp nối truyền thống - vươn tới tương lai, thầy và trò Học viện Ngân hàng đã cùng đề ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể để đưa học viện phát triển lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu và nâng cao uy tín trong nền giáo dục nước nhà”.
Lệ Thanh
" alt=""/>Học viện Ngân hàng kỷ niệm 60 năm thành lậpTheo ông Trọng, tùy kết quả thí điểm dạy học trực tiếp khối lớp 9, 12 trong vòng 2 tuần và tình hình dịch Covid-19, các sở sẽ báo cáo và đề xuất UBND TP.HCM cho các khối lớp còn lại đi học trực tiếp từ ngày 3/1/2022. Hiện nay, các phòng, ban chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM đang cùng các trường lấy ý kiến cha mẹ học sinh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2022.
"Việc lấy ý kiến phụ huynh nhằm xem xét tỷ lệ đồng thuận cho học sinh đi học trực tiếp, đồng thời sẽ nắm bắt được những băn khoăn, lo ngại từ phụ huynh, học sinh để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc dạy, học trực tiếp" - ông Trọng nói.
Trước đó, từ ngày 13/12, các trường THPT và THCS tại TP.HCM thí điểm tổ chức học tập trực tiếp cho các khối lớp 9, lớp 12 khi đảm bảo điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức kiểm tra, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, phương án.
Sau 1 tuần dạy học trực tiếp, ngành giáo dục ghi nhận 34 ca F0 xuất hiện trong nhà trường, trong đó có 4 ca là giáo viên, 3 ca là nhân viên và 27 ca là học sinh. Những trường hợp này, các trường học đã vận hành quy trình xử lý F0 và tiến hành theo hướng dẫn.
Phương Mai
Khoảng hơn 150.000 học sinh lớp 9 và lớp 12 ở TP.HCM đi học trực tiếp buổi đầu tiên năm học 2021-2022 sau 7 tháng nghỉ và học trực tuyến vì dịch Covid-19.
" alt=""/>Đề xuất học sinh các khối lớp ở TP.HCM học trực tiếp từ ngày 3/1/2022Công nghiệp bán dẫn là ngành kinh tế có quy mô hàng tỷ USD. Thế nhưng, ngành công nghiệp này lại đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về nhân lực trầm trọng.
Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ cần thêm một triệu nhân sự trên quy mô toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, số lượng nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn mới chỉ đáp ứng dưới 20% nhu cầu của thị trường.
Sự hợp tác giữa FPT Polytechnic và Pearson sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực bán dẫn của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong tương lai.
Sinh viên theo học công nghệ bán dẫn tại BTEC FPT cũng sẽ là một trong những lứa nhân sự đầu tiên tại Việt Nam được đào tạo chính quy, bài bản và có cơ hội nghề nghiệp lớn khi gia nhập ngành.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, khẳng định giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn. Do vậy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đặt kỳ vọng cao khi chương trình đào tạo nhân lực bán dẫn chuẩn quốc tế được chuyển giao tức thời.
Trước đó, Trường Đại học FPT cũng đã công bố việc thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn. Định hướng của Khoa là đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu, thiết kế vi mạch. Dự kiến, Khoa Vi mạch Bán dẫn của Đại học FPT sẽ bắt đầu đào tạo lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024.
Đại học FPT cũng đang lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo. Đây là hai trong bốn thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu, bao gồm Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hồi tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành nhanh chóng xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Trong đó, Việt Nam dự kiến đào tạo khoảng 30.000 - 50.000 nhân lực, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn.
'Cơn khát' nhân lực bán dẫn và cơ hội cho Việt NamKhông chỉ đào tạo kỹ sư bán dẫn, Việt Nam sẽ thu hút chất xám và công nghệ từ nước ngoài, nhất là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn." alt=""/>Việt Nam có trường cao đẳng đầu tiên đào tạo ngành bán dẫn