Trường quay "Mưa đỏ": Tái hiện Thành cổ Quảng Trị bên sông Thạch Hãn

Thượng tá Nguyễn Thu Dung - Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân,ườngquayquotMưađỏquotTáihiệnThànhcổQuảngTrịbênsôngThạchHãgiá vàng hôm nay doji Phó Trưởng ban chỉ đạo sản xuất phim truyện điện ảnh Mưa đỏ- cho biết, bộ phim phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Trường quay Mưa đỏ: Tái hiện Thành cổ Quảng Trị bên sông Thạch Hãn - 1

Bối cảnh được phục dựng trong phim "Mưa đỏ" (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).

Theo đó, ê-kíp đã chuẩn bị các công việc từ nhiều năm trước với nhiều khâu khác nhau. Đơn vị đã khảo sát bối cảnh phim ở hơn 10 tỉnh thành, chọn các địa điểm quay phim phù hợp để tái hiện chính xác bối cảnh lịch sử.

Để có những cảnh quay chân thực, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã đầu tư xây dựng, tái hiện kỹ lưỡng bối cảnh trên phim trường tại Quảng Trị ngay bên dòng Thạch Hãn.

Đoàn làm phim và đội ngũ họa sĩ đã nghiên cứu kết cấu của Thành cổ Quảng Trị trên thực tế, từ đó lên thiết kế bối cảnh bảo đảm sát như nguyên mẫu.

"Để bảo đảm tính chân thực nhất, đoàn làm phim đã mời chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử và các cựu chiến binh từng tham chiến tại Thành cổ để đưa ra các góp ý, tư vấn về chi tiết trong quá trình xây dựng", Thượng tá Thu Dung nói.

Bên cạnh đó, đoàn phim cũng huy động sự tham gia, phối hợp của các quân binh chủng trong quân đội, cùng nhiều vũ khí, trang bị, đạo cụ, phương tiện phục vụ cho cảnh quay.

Những bối cảnh khác của bộ phim như hầm mổ, trạm phẫu, Sở chỉ huy quân Việt Nam Cộng hòa, đoàn tàu vận chuyển tân binh… cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bên cạnh việc bảo đảm khắc họa chân thực lịch sử, các bối cảnh đạo cụ còn mang giá trị thẩm mỹ, cũng hóa thân thành một nhân vật trong câu chuyện.

Theo chia sẻ của họa sĩ thiết kế Vũ Việt Hưng, tổ họa sĩ đã dày công nghiên cứu, chỉn chu đến từng chi tiết, đội ngũ làm việc hăng say, chuyên nghiệp, nhiệt huyết và đam mê với thể loại phim hiện thực chiến tranh.

Từng chi tiết như những rễ cây ăn lan trong hầm mổ, lớp tường xanh rêu do không gian ẩm thấp, trạm phẫu thuật tiền phương núp dưới những tán cây rừng, các toa tàu... cũng được phục dựng, thiết kế lại để đúng với tinh thần và thời điểm lịch sử. 

Tại các đại cảnh có sự tham gia đông đảo của các diễn viên quần chúng, đoàn làm phim đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình của bà con.

Nhiều diễn viên quần chúng lần đầu được tiếp xúc, chứng kiến những cảnh nổ hoành tráng, dữ dội, những vũ khí, khí tài của quân đội ngay trước mắt đã bày tỏ sự thích thú, tò mò và cảm xúc về những ký ức mất mát của chiến tranh khi được tham gia vào phim.

Tham gia vào bộ phim còn có các NSND, NSƯT, nhà làm phim có kinh nghiệm chuyên sâu về sản xuất, nội dung và nghệ thuật tham gia bộ phim. 

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất phim Mưa đỏ, Điện ảnh Quân đội nhân dân cũng gặp phải không ít khó khăn như: Nhân sự và kinh nghiệm làm phim quy mô lớn còn hạn chế; kinh phí, thủ tục đấu thầu phức tạp, khó khăn cho ngành nghề đặc thù là sản xuất phim điện ảnh.

Việc đầu tư cho bối cảnh, trang phục và đạo cụ cần bảo đảm chính xác tính lịch sử, tính thẩm mỹ. Vì vậy đơn vị phải sưu tầm, tham khảo ý kiến các chuyên gia về việc tái hiện trang phục, vũ khí, và các đạo cụ chiến tranh sao cho đúng thời kỳ.

Trường quay Mưa đỏ: Tái hiện Thành cổ Quảng Trị bên sông Thạch Hãn - 2

Đoàn phim nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con địa phương (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết tại Quảng Trị mưa nắng khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công, xây dựng bối cảnh. Một số địa điểm quay phim là các di tích lịch sử cần được bảo tồn cẩn thận.

Vì vậy, đoàn phim phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế thiết bị nặng hoặc tác động mạnh để tránh ảnh hưởng đến di tích.

Thể thao
上一篇:Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
下一篇:Nhận định, soi kèo East Riffa vs Al Ali CSC, 22h59 ngày 16/1: Những kẻ khốn khổ