Chút khác lạ cho Audi Q7

当前位置:首页 > Nhận định > Chút khác lạ cho Audi Q7 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Watford vs Plymouth Argyle, 19h30 ngày 29/3: Chủ nhà sa sút
Được đặt tên là Henneguya salminicola, sinh vật nhỏ bé sở hữu các bào tử trông giống như tế bào tinh trùng với hai đuôi và các con mắt giống sinh vật ngoài hành tinh khi quan sát dưới kính hiển vi.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, H. salminicola có nguồn gốc từ loài sứa trong họ myxozoa và qua thời gian, có thể hàng ngàn năm đã dần dần tự loại bỏ những đặc điểm mà hầu hết các sinh vật đang sử dụng để duy trì sự sống.
Trang Live Science dẫn lời giáo sư Dorothée Huchon, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết: "H. salminicola đã mất mô, các tế bào thần kinh, cơ và mọi thứ. Sau hàng ngàn năm, chúng cũng mất cả bộ gen ty thể, một trong những thành phần của ADN chi phối quá trình hô hấp. Và hiện chúng tôi phát hiện, chúng đã mất khả năng thở".
Ông Huchon nói thêm, mặc dù H. salminicola có cấu trúc tương tự như ty thể nhưng chúng không có khả năng chuyển hóa oxy. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể lý giải được tại sao loài sinh vật này có thể tồn tại mà không cần thở, mặc dù một số ý kiến cho rằng chúng đang sử dụng năng lượng thu lấy trực tiếp từ các sinh vật biển khác là vật chủ ký sinh của chúng.
Giáo sư Huchon lưu ý, lâu nay giới khoa học tin rằng, các động vật luôn là sinh vật đa bào với rất nhiều gen tiến hóa ngày càng phức tạp hơn. Tuy nhiên, H. salminicola lại phát triển theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Chúng tiến hóa trở thành gần như đơn bào.
H. salminicola hiện được coi là vấn đề lớn đối với các ngư dân vì sinh vật giống như bào tử tí hon này tạo ra các đốm trắng khó coi trong thịt cá, khiến họ không thể bán cá ra thị trường.
Tuấn Anh
" alt="Phát hiện sinh vật biển lạ như ngoài hành tinh, không cần thở vẫn sống"/>Phát hiện sinh vật biển lạ như ngoài hành tinh, không cần thở vẫn sống
Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án, thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
Đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại (*) của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án, phù hợp với tính chất đặc thù của dự án và pháp luật nước sở tại.
Đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP về thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước, quy định của pháp luật đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ số đặc thù
Theo đó, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước, thực hiện theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ số đặc thù.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tiêu chí chi tiết xác định và công bố danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm; danh mục sản phẩm phần mềm nguồn mở dùng chung đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước; danh mục các doanh nghiệp có sản phẩm đáp ứng các tiêu chí ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm. Đối với sản phẩm phần mềm phục vụ chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp và thống nhất với Bộ quản lý chuyên ngành trước khi ban hành.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác định và danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ số đặc thù phù hợp với quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, công nghệ số, pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Bổ sung quy định về công bố danh mục các phần mềm phổ biến
Nghị định số 82/2024/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 5a quy định về công bố danh mục các phần mềm phổ biến:
1. Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến ngành, chuyên ngành, lĩnh vực.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến quốc gia.
3. Việc đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với phần mềm phổ biến (bao gồm phần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng) được thực hiện theo trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm phần mềm thương mại, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường.
Đối với phần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, tính năng, hiệu năng của phần mềm phổ biến (nếu có), dự toán của phần sửa đổi, bổ sung được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất.
4. Các tổ chức, cá nhân cung cấp phần mềm phổ biến có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân mình hoặc cung cấp thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông công bố những sản phẩm phần mềm phổ biến (tên phần mềm và giá cung cấp) đáp ứng được các chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản các phần mềm được bộ, cơ quan trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông công bố theo quy định tại khoản 1, 2 nêu trên.
Các tổ chức, cá nhân cung cấp phần mềm phổ biến chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin về sản phẩm phần mềm phổ biến được cung cấp.
Theo Thanh Quang/Chinhphu.vn
" alt="Quy định mới quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước"/>Quy định mới quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Theo tôi, ý này chưa hẳn đã đúng vì vấn đề âm sắc vùng miền.
Giọng nói mỗi vùng miền khác nhau tạo nên nền văn hóa đa âm, đa sắc
Tôi không có trình độ về ngôn ngữ học nên tôi chỉ biết nói thế. Ngay trong một xã, giọng nói của hai làng đã khác nhau. Trong một huyện, có xã lại có cách phát âm rất đặc biệt. Trong một tỉnh, một vùng, một dải đất thì chuyện đó là đương nhiên.
![]() |
Ảnh Thanh Hùng |
Ai có dịp về xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sẽ được nghe giọng nói rất riêng biệt của người dân xã này. Người dân ở đây nói hụt hẳn đi âm chính, “ua” thành “u”, “tỏi” thành “tuổi”, “quyết” thành “quýt”. Chẳng hạn, nhà có khách, họ nói “Chú cứ ở đây chơi, tui đi mu mớ rau muúng về luục, ăn canh cu mãi chán rùi”. Ai mới đến đây lần đầu, thấy buồn cười nhưng về sau lại thấy đáng yêu vì đó mới là người Cổ Dũng. Trời cho họ tiếng nói ấy, giọng nói ấy.
Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có giọng nói riêng, khiến ta yêu quý từng vùng đất ấy. Miền trung nằng nặng mà đằm thắm, miền Nam lệch vần mà dễ thương, miền Bắc có vẻ chuẩn hơn nhưng khô khan không mấy ấn tượng…
Nói chung, mỗi vùng, mỗi miền có giọng nói riêng, tất cả những giọng nói đó tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc quê hương. Nói nôm na đó là nền văn hóa đa âm, đa sắc rất quý.
Cần rèn học sinh đọc đúng, viết đúng nhưng đừng cố nắn cách phát âm
Nếu theo ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục tỉnh Tiền Giang và những người ủng hộ ông thì đi dạy học, chúng ta cứ phải nắn giọng cho học sinh đọc và nói chuẩn theo ý mình sao.
Chẳng hạn, dạy học ở Nam Bộ, khi học sinh đọc “Đêm nay, ăng đứng gaác ở trại, trăng ngàng và gió núi bao la khiếng lòng ăng mang mác…” thì giáo viên cứ phải chỉnh a. Nếu thế thì ông Phạm Văn Khanh nghe biên tập viên Hoài Anh đọc thời sự trên VTV1 toàn là sai cả. Ông có biết rằng biên tập viên Hoài Anh được yêu mến còn nhờ có giọng đọc pha chút Nam Bộ.
Người ta có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Câu nói này có ngụ ý hãy tôn trọng giọng nói riêng vùng miền.
Trong quá trình dạy tiếng Việt, các thầy cô giáo luôn chú ý sửa lỗi đọc và lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em đọc đúng, viết đúng. Nhưng ai cũng ngầm hiểu có thể giọng nói vùng miền không chuẩn - thực ra cái chuẩn ở đây rất khó xác định vùng nào chuẩn nhưng chẳng qua ta nghe quen và thuận tai theo số đông - nên các em đọc “ngọng” nhưng các em viết chuẩn âm, chuẩn nghĩa là đạt yêu cầu.
Giả sử, học sinh Nam Bộ đọc “Sa Pa là moóng quà tặng dêệu kì mờa thiêng nhiêng dềnh cho đâấc nưước ta”, thì giáo viên đừng cố nắn các em. Nếu nắn các em đọc “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta” thì các em không còn là dân Nam Bộ nữa, và điều đó là không hay.
Sách giáo khoa hiện hành luôn coi trọng chính tả vùng miền
Nếu ai quan tâm tới chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì sẽ thấy tiết chính tả luôn có bài tập chính tả phương ngữ. Các bài tập này có mục tiêu là luyện viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn cho học sinh. Các bài tập chính tả này có kí hiệu riêng để từng vùng lựa chọn.
![]() |
Một bài chính tả trong sách Tiếng Việt 3 tập 1 |
Chẳng hạn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chọn bài tập 2a để phân biệt l/n, s/x, ch/tr,… Còn các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ thì chọn bài tập 2b để viết đúng v/d, an/ang… Lại có bài tập phân biệt dấu hỏi, dấu ngã dành cho những địa phương phát âm lệch hai thanh điệu đó…
Không thể dạy học sinh cả ba miền hát cùng giọng, nói cùng giọng
Ông Phạm Văn Khanh viện dẫn học sinh cả ba miền hát quốc ca sai như ông dẫn chứng là không đúng.Thứ nhất, ông cho rằng vùng Hà Nội mà hát ngọng l/n là hoàn toàn sai. Hà Tây (cũ) thì có thể.
Vấn đề lệch chuẩn âm đầu nặng nhất ở Bắc Bộ phải nói là là Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Quả đúng là rất cần rèn cho học sinh những tỉnh này đọc và nói đúng các âm đầu l/n. s/x… Mấy năm trước, giáo dục Hải Dương đã từng phát động phong trào tránh phát âm lệch chuẩn.
Thứ hai, ông cho rằng Quảng Nam, Đà Nẵng hát “Đoèn quên Việt Nem đi…” là cũng hoàn toàn không đúng. Các tỉnh miền Trung có giọng riêng nhưng không phải như ông Khanh tả.
Thứ ba, khu vực Sài Gòn, thường hát là “Đoàng quââng Diệc Naam đi chung long cứu quốc, bước chân dồn dang trên đường gập gâầng xa…” chứ không như ông nói.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những điều bao quát chứ không thể đưa vào đó chi tiết nhỏ là dạy phát âm chuẩn giọng. Nếu dạy học sinh ba miền phát âm chuẩn giọng theo ý kiến ông Phạm Văn Khanh và một số người đồng quan điểm, thì vài chục năm nữa, từ Bắc xuống Nam, nước ta chỉ có một giọng nói thôi hay sao?
Tóm lại, chương trình dạy học có mục tiêu giúp học sinh đọc hay, viết đúng nhưng cần phải giữ bản sắc văn hóa vùng miền. Bài viết này vừa là để trao đổi, vừa là tham gia góp ý với chương trình giáo dục của nước nhà.
Tùng Sơn
" alt="Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng"/>Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 29/3: Bầy sói phập phù
Bé 2 tuổi ngã từ tầng 2 xuống đất: Nhà trường xin lỗi phụ huynh
Chông chênh trên những chuyến đò
Là một trong những địa phương nghèo nhất Quảng Bình, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch có gần 300 hộ dân với hơn 1200 nhân khẩu, người dân nơi đây sống gần như biệt lập với các vùng lân cận do cách trở sông nước. Hằng ngày, để qua lại, thông thương với bên ngoài, người dân phải đi lại trên những chuyến đò ngang hết sức nguy hiểm.
![]() |
Hằng ngày, hàng ngàn người dân phải qua sông trên những chuyến đò ngang |
Thôn Trằm Mé có một điểm trường tiểu học và mầm non. Hằng ngày, 25 em học sinh cấp 3 và 75 em học sinh cấp 2 phải vượt sông bằng con đò gỗ chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn để đến trường.
Để đi học đầy đủ, các em phải dậy rất sớm để đợi đò vì sau khi sang sông, học sinh cấp 2 phải đi thêm 7km còn cấp 3 phải đi thêm 10km nữa.
Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé cho biết: “Mỗi năm, 100 em học sinh ở đây phải trả cho bác lái đó mỗi em 2 yến thóc".
Trước đây, các em đến trường bằng xe đạp, tình trạng muộn giờ và bỏ tiết xảy ra thường xuyên. Từ khi có xe đưa đón học sinh thì những em nhà có điều kiện đã được bố mẹ đóng tiền 3 triệu đồng/năm để đi xe, còn nhiều em gia đình không có điều kiện thì vẫn phải đi xe đạp.
![]() |
Mỗi em học sinh cuối năm trả 2 yến thóc cho người lái đò |
Mùa nắng còn đỡ, chứ đến mùa mưa lũ, khi mực nước dâng từ 1m trở lên, thì cả thôn bị cô lập với bên ngoài do đò không sang được. Các em học sinh cũng phải nghỉ học cả tuần liền.
Phần vì đi lại khó khăn, nghỉ học nhiều, các em không theo kịp các bạn nên tính trung bình mỗi năm cũng có hơn một nửa số học sinh tốt nghiệp cấp 2 xong rồi nghỉ học đi làm thuê chứ không tiếp tục học lên cấp 3.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Liên (56 tuổi)và ông Phan Xuân Thẩm (60 tuổi) được thôn kí hợp đồng để chèo đò đã 8 năm nay. “Mỗi ngày chúng tôi bắt đầu chèo đò lúc 5h30 sáng và nghỉ vào lúc 19h tối. Mỗi lượt người qua lại chúng tôi thu 2 ngàn đồng, còn xe máy thì 4 ngàn đồng. Ngoài giờ đò chạy, nếu trong thôn ai có việc gấp chúng tôi vẫn chèo và lấy thêm ít tiền” - bà Liên cho hay.
Em Nguyễn Thị Lệ Quyên, học sinh lớp 6B Trường THCS Sơn Trạch cho biết: “Nhà em có ba anh em đi học, em út học tiểu học gần nhà, anh lớn học cấp 3 xa nhất nên được ưu tiên đi xe buýt, còn em đi xe đạp với các bạn. Học buổi chiều nhưng 11h trưa chúng em đã rủ nhau đi vì sợ muộn giờ. Chiều 5h tan học nhưng cũng hơn 6h chúng em mới về đến nhà do đường xa và phải chờ đò".
Trong đợt mưa lũ vừa qua, Quyên và các bạn đã phải nghỉ học 4 đợt, mỗi đợt gần cả tuần nên rất nhiều em đã không theo kịp chương trình học.
Mỗi lượt người đi lại bác lái đò thu 2 ngàn đồng, có xe máy thì 4 ngàn |
Không những khó khăn về việc học tập của các cháu, đi lại của người dân mà những lúc đau ốm, sinh đẻ giữa đêm của phụ nữ cũng gặp nguy hiểm.
Nhớ lại lần vượt cạn trên đò, chị Trần Thị Hằng vẫn thấy sợ: “Chuyện cách đây đã 10 năm, nửa đêm hôm đó tôi đau bụng dữ dội, gia đình đi gọi đò để đưa sang sông xuống trạm y tế, đợi đò hơn 20 phút và phải mất thêm 10 phút mới qua được sông, lúc đò còn giữa sông thì tôi đã sinh ngay trên đò”. Không chỉ chị Hằng, trường hợp của chị Nguyễn Thị Huế cũng tương tự...
Ở đây, muốn làm một ngôi nhà kiên cố cũng phải chuẩn bị gấp đôi những gia đình ở bên kia sông. Vì vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng… phải mua từ các đại lí, chở về tập kết tại bến rồi mới thuê đò chở qua, chi phí vì thế cũng dội lên rất nhiều.
Từ bao đời nay, hàng ngàn người dân thôn Trằm Mé mong chờ một cây cầu bắc qua sông để thôi không còn cách trở.
Năm 2023, tổng sản lượng của BYD – bao gồm xe thuần điện và xe hybrid – đạt hơn 3 triệu xe, cao hơn sản lượng 1,84 triệu xe của Tesla năm thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, BYD sản xuất 1,6 triệu BEV và 1,4 triệu xe hybrid nên vẫn chưa vượt qua hãng xe điện Mỹ về doanh số xe thuần điện.
BYD cũng để mất ngôi vương xe điện nói chung vào tay Tesla trong quý đầu năm nay.
Theo Counterpoint, Trung Quốc vẫn thống trị trên thị trường BEV và BYD đang dẫn đầu. Doanh số BEV tại đại lục ước tính cao hơn 4 lần Bắc Mỹ năm 2024.
Hãng nghiên cứu dự đoán Bắc Kinh tiếp tục nắm hơn 50% doanh số BEV toàn cầu cho đến năm 2027 và bằng doanh số Bắc Mỹ, châu Âu cộng lại vào năm 2030.
Tháng trước, Liên minh châu Âu thông báo sẽ đánh thêm thuế đối với xe điện Trung Quốc từ ngày 4/7. Cụ thể, 3 hãng xe BYD, Geely, SAIC gánh thêm mức thuế mới lần lượt 17,4%, 20% và 38,1%, chưa kể thuế tiêu chuẩn 10% đối với xe điện nhập khẩu nói chung.
Theo Phó Giám đốc Liz Lee của Counterpoint, mức thuế mới của EU nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô điện châu Âu, vốn đang vật lộn để cạnh tranh với lựa chọn xe Trung Quốc giá rẻ. Điều này có thể đẩy các hãng xe Trung Quốc hướng đến các thị trường mới nổi như Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Australia và New Zealand.
Doanh số BEV thế giới dự kiến đạt 10 triệu đơn vị vào năm 2024 trong bối cảnh doanh số xe động cơ đốt trong liên tục sụt giảm. Nó được thúc đẩy nhờ vào những nỗ lực nhằm cải thiện hiệu quả chi phí và giá bán của xe điện và pin xe điện.
(Theo CNBC)
" alt="Hãng xe điện Trung Quốc sẽ vượt mặt Tesla ngay trong năm nay"/>Hãng xe điện Trung Quốc sẽ vượt mặt Tesla ngay trong năm nay