NEWSNEWS

Các doanh nghiệp TT&TT đã thành công trong việc vươn ra khu vực, thế giới

Hôm nay,ácdoanhnghiệpTTTTđãthànhcôngtrongviệcvươnrakhuvựcthếgiớtrần quyết chiến ngày 24/8/2016, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT đã tổ chức khóa tập huấn “Hội nhập kinh tế quốc tế: Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực TT&TT và các Hiệp định đã ký kết”.

Phát biểu tại lễ khai giảng khóa tập huấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định, khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức này được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin của cán bộ ngành TT&TT ngay khi Việt Nam vừa ký kết 2 hiệp định thương mại tự do vô cùng quan trọng, đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Liên minh châu Âu (VN-EU). Đây là 2 Hiệp định có nhiều cam kết tác động lớn đến sự phát triển của ngành TT&TT trong thời gian tới.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết, với chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng, Nhà nước, ngành TT&TT cũng đã có nhiều cam kết hội nhập trong nhiều hiệp định tự do hóa song phương và đa phương khác, trong đó có thể kể đến: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ.

“Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết đều có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế của đất nước, mở ra các trang mới trong quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng với các nước và các khu vực phát triển trên thế giới. Phạm vi của các cam kết trải rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và các cam kết về TT&TT luôn nằm trong số những cam kết khó khăn, chỉ đạt được thỏa thuận ở những phiên cuối cùng. Có thể nói, các hiệp định tự do hóa đã được ký kết đều thể hiện quyết tâm hội nhập sâu rộng hơn của Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển mới, đảm bảo giữ vững được những lợi ích cốt lõi của Việt Nam về an ninh quốc gia trên mọi khía cạnh”, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, lấy ví dụ với Hiệp định TPP, Hiệp định này được ký kết ngày 4/2/2016 điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống đến các vấn đề ít truyền thống hơn như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại như lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư, mức độ cam kết trong Hiệp định TPP cũng sâu nhất từ trước đến nay.

Đặc biệt, chương về viễn thông thương mại điện tử trong Hiệp định TPP đặt ra rất nhiều nghĩa vụ mới mẻ, rất thách thức với nhiệm vụ quản lý và phát triển ngành TT&TT của chúng ta. Các cam kết mở cửa thị trường của chúng ta cũng rộng và sâu hơn trong WTO tuy vẫn bảo lưu được một số hạn chế  trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP, với GDP có thể tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.

赞(2)
未经允许不得转载:>NEWS » Các doanh nghiệp TT&TT đã thành công trong việc vươn ra khu vực, thế giới