Cụ thể: Đối với lô đất tại Khu đô thị mới cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) có diện tích 8.476m2. Đây là lô đất được UBND TP.Hà Nội giao cho tổng công ty (Quyết định 5386/QĐ-UBND ngày 1/11/2010) để thực hiện dự án đầu tư Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM với thời hạn 50 năm kể từ ngày 1/11/2010.
Theo các phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt từ năm 2015, cho phép Tổng công ty được giữ lại đất để tiếp tục sử dụng xây dựng dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM với giá trị đánh giá lại là hơn 374 tỷ đồng.
Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM (Hà Nội) nằm “trơ xương” suốt 8 năm nay được VICEM kiến nghị “chuyển nhượng toàn bộ dự án”. |
Liên quan đến khu đất này, vào tháng 2/2019, VICEM đã có công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất lô đất trên thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”. Bộ Xây dựng đã đồng ý về chủ trương sau khi có ý kiến đồng thuận của Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
KTNN cho rằng, chi phí đầu tư thực hiện đến thời điểm kết thúc kiểm toán tại đơn vị là 770,63 tỷ đồng (tháng 5/2019). Hiện Tổng công ty vẫn chưa hoàn thành việc rà soát, cập nhật phương án xử lý nhà đất theo hình thức “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” vào phương án sắp xếp, xử lý nhà đất trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Còn lô đất 166.527 m2 tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được giao cho VICEM để xây dựng Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi với thời hạn thuê đến ngày 22/7/2060. Bộ Xây dựng đã quyết định giữ lại để xây dựng nhà máy.
Tuy nhiên, mới đây, tháng 4/2019, VICEM lại kiến nghị “chuyển nhượng quyền sử dụng đât gắn liền với chuyển nhượng dự án”. Chi phí đầu tư đã thực hiện theo phương án ban đầu là 45,87 tỷ đồng.
KTNN cho biết, đến thời điểm kiểm toán tháng 5/2019, Bộ Xây dựng và Ban chỉ đạo cổ phần hoá VICEM chưa có ý kiến về phương án của Tổng công ty, đơn vị chưa hoàn thành việc rà soát, cập nhật phương án sắp xếp, xử lý nhà đất trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Ngoài ra, lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) gồm 4 khu được VICEM quản lý sử dụng từ năm 1959 (Trong đó Khu 1 với diện tích 15.091 m2 là phần kho tàng, bến bãi; Khu 2 diện tích 17.381 m2 đã được UBND thành phố Hà Nội cho tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê; Khu 3 có diện tích 5.893 m2 làm trụ sở và nhà để xe; khu 4 với diện tích 10.982 m2 đã được UBND thành phố Hà Nội cho Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thuê).
Ngày 4/7/2012, Tổng công ty có Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy với mục tiêu đầu tư khu nghiên cứu và phát triển, khu tổng hợp bao gồm văn phòng làm việc tư vấn, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thí nghiệm và thực nghiệm kết họp với việc kinh doanh cho thuê văn phòng, thương mại và khu lưu trú.
Tuy nhiên, năm 2018, VICEM cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn không đủ nguồn vốn để thực hiện đầu tư, dự án.
Đến ngày 17/01/2019, VICEM tiếp tục có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị cho phép được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất ngõ 122 Vĩnh Tuy để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem như hiện trạng (sau khi cổ phần hóa sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát hiển, tái cấu trúc VICEM theo quy hoạch của Thành phố Hà Nội và đã được Bộ Xây dựng thống nhất gửi Bộ Tài chính). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính vẫn chưa có ý kiến phản hồi.
Bàn giao tài sản không phù hợp quy định
Ngoài ra, KTNN còn chỉ ra rằng việc bàn giao tài sản của Tổng công ty cho Bộ Xây dựng và địa phương không phủ hợp với quy định.
Như việc điều chuyển tài sản là Nhà điều dưỡng 5 tầng (nguyên giá gần 5,8 tỷ đồng) về Bộ Xây dựng quản lý (trực tiếp là Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm Sơn) là không phủ hợp với quy định.
Hay VICEM Hải Phòng, VICEM Tam Điệp đề nghị bàn giao về địa phương một số tài sản do Công ty đầu tư xây dựng và không tính vào giá trị doanh nghiệp, KTNN cũng cho rằng không phù hợp.
“Đến thời điểm kiểm toán, VICEM Hoàng Thạch, Hải Phòng, Tam Điệp vẫn chưa bàn giao tài sản không cần dùng cho các đơn vị có liên quan” – KTNN nêu.
VICEM là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng. Đây là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty phải cổ phần hóa xong trước năm 2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8 vừa qua. Trong đó, cổ phần hoá VICEM nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. |
Hồng Khanh
- Nguyên nhân chênh lệch cả nghìn tỷ đồng khi xác định tài sản, giá trị vốn nhà nước tại Vicem được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra là do chưa tính giá trị quyền khai thác khoáng sản của một số công ty con thuộc Vicem khi cổ phần hoá.
" alt=""/>VICEM muốn bán nhiều lô đất vàng trước cổ phần hoáKhách sạn Tre Xanh, thuộc Công ty Cổ phần Gia Lai CTC, một trong số doanh nghiệp trục lợi tiền tỷ từ việc cho thuê lại đất công giá rẻ. |
Cụ thể, 6 doanh nghiệp bị Kiểm toán Nhà nước khu vực XII chỉ đích danh đã được UBND tỉnh Gia Lai cho thuê đất hàng năm với giá rẻ để sản xuất, kinh doanh nhưng đã cho thuê lại đất với giá cao, thu lợi hàng tỷ đồng, bao gồm: Công ty Cổ phần Du lịch Gia Lai (4 vị trí, thu lợi 4,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai (5 vị trí, thu lợi 2,7 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Gia Lai CTC (4 vị trí, thu lợi hơn 1,1 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Xây dựng và Xây lắp điện Gia Lai (1 vị trí, thu lợi, 1,3 tỷ đồng); Công ty Cổ phần thương mại Ia Grai (2 vị trí, thu lợi hơn 1,9 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Thương mại Gia Lai (2 vị trí, thu lợi hơn 1,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp trong số này là Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi, Công ty Cổ phần Thương mại Gia Lai sử dụng giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh, liên kết.
Nhằm xử lý thực trạng này theo đề nghị của cơ quan kiểm toán, UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với một số ngành thực hiện kiểm tra, kiến nghị xử lý.
Kết quả tại báo cáo số 275/BC-STNMT của Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai khẳng định, việc các doanh nghiệp này cho thuê lại đất công chưa phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản. Theo luật hiện hành, hành vi này có thể bị xử phạt từ 250 - 300 triệu đồng, kèm hình phạt bổ sung là đình chỉ kinh doanh 12 tháng đối với doanh nghiệp. Nhưng không quy định việc thu hồi số tiền doanh nghiệp đã trục lợi.
Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giá đất và hệ số K phù hợp với thị trường (từ 1% trước đó lên 3%). Đối với hành vi sử dụng quyền sử dụng đất thuê để góp vốn, liên kết, liên doanh là trái quy định tại Luật Đất đai nên các hợp đồng này vô hiệu.
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai cho rằng, hiện nay chưa có quy định nào về việc xử phạt hành vi này nên không có cơ sở xử phạt, hoặc đưa ra biện pháp khắc phục đối với những khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được.
Quyết liệt tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý vấn đề này, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành văn bản số 2876/VP-KTTH ngày 27/8 vừa qua, giao các sở Tài chính, Tư pháp, Thanh tra địa phương kiểm tra lại nội dung báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường, đồng thời đề xuất phương án giải quyết trước 15/9 tới.
Trước đó, liên quan tới sự việc này, tại Báo cáo kiểm toán số 82/KV XII-TH, Kiểm toán Nhà nước khu vực số XII xác định, nguyên nhân chính của tình trạng các doanh nghiệp trục lợi hàng tỷ đồng từ việc thuê đất công giá rẻ tại Gia Lai xuất phát từ Quyết định 30/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Gia Lai. Quyết định này quy định đơn giá thuê đất một năm tại thành phố Pleiku là 1%, tại các huyện, thị xã, thị trấn là 0,8%. Đây là cơ sở chính tạo ra mức giá thuê đất rẻ, giúp các doanh nghiệp trục lợi từ quỹ đất công của tỉnh./.
Theo Báo điện tử VOV
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI).
" alt=""/>Kiên quyết xử lý 6 DN trục lợi tiền tỷ nhờ thuê đất công giá rẻTrước đó, các nhà phân tích ghi nhận iPhone 15không bán chạy ở Trung Quốc như phiên bản tiền nhiệm. Counterpoint Research cho hay, sau 17 ngày đầu tiên ra mắt, doanh số mẫu điện thoại mới nhất của Apple thấp hơn 4,5% so với iPhone 14 series.
Trung Quốc là thị trường Apple cho phép các đại lý bán hàng đối tác giảm giá để kích thích nhu cầu mua sắm. Thế nhưng, năm nay chính những nền tảng thương mại điện tử cũng đang gặp khó khăn, khi người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” do kinh tế giảm tốc.
"Ngày Độc thân", lễ hội mua sắm online lớn nhất thế giới sẽ diễn ra vào ngày 11/11 sắp tới và giảm giá là trọng tâm khuyến mãi của các nền tảng, cũng như người bán hàng trực tuyến tại đại lục.
Reuters cho biết, trên nền tảng Pinduoduo, mẫu iPhone 15 Plus phiên bản 128 GB đang có giá 6.098 NDT, thấp hơn 900 NDT so với giá bán lẻ mà Apple niêm yết là 6.999 NDT.
Trong khi đó, iPhone 15 Pro Max 512 GB có giá 11.999 NDT trong cửa hàng của Apple, có thể được mua với giá 10.698 NDT trên Taobao của Alibaba.
Trước đó, vào tháng 9, Bắc Kinh mở rộng hạn chế sử dụng điện thoại iPhone của “Nhà Táo” đối với các nhân viên nhà nước, yêu cầu cán bộ công chức tại một số cơ quan trung ương ngừng sử dụng mẫu smartphone này tại nơi làm việc.
(Theo Reuters)