Nhận định, soi kèo Nam Định vs Sanfrecce Hiroshima, 19h00 ngày 12/2: Không có bất ngờ

Ngoại Hạng Anh 2025-02-15 06:49:47 835
ậnđịnhsoikèoNamĐịnhvsSanfrecceHiroshimahngàyKhôngcóbấtngờbảng xếp hạng của ngoại hạng anh   Hồng Quân - 11/02/2025 19:43  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://cn.tour-time.com/news/95d989977.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Petrojet vs Smouha, 21h00 ngày 11/2: Đối thủ yêu thích

, Bình chia sẻ.

Bình là một ví dụ điển hình về người làm "nghề" chơi game. 

Các giải đấu game chuyên nghiệp đang được tổ chức với phần thưởng lên tới hàng trăm triệu đồng.

Ở Việt Nam, nghề chơi game tạm chia thành hai nhóm là các game thủ thuộc biên chế trong những đội chuyên nghiệp, có nhà tài trợ, được trả lương và nhiệm vụ chính là tham gia các giải đấu để lấy thành tích. Nhóm còn lại là các game thủ tự do, với nguồn thu nhập đến từ việc "cày thuê" (chơi hộ tài khoản game của người khác), mua bán tài khoản trong game hoặc quảng cáo cho các thương hiệu đồ điện tử, trò chơi dựa trên lượng người theo dõi đông đảo. Các game thủ đều phải dành nhiều tiếng mỗi ngày để luyện tập hoặc phát sóng trực tiếp quá trình chơi game của mình cho khán giả.

Các nhà phát hành không thích các game thủ "cày thuê" bởi cho rằng việc làm này phá vỡ sự công bằng trong trò chơi. Do đó các game thủ nhóm một không được "cày thuê" hay mua bán tài khoản, còn game thủ nhóm 2 thường không được tham dự các giải đấu chính quy. Việc bán quảng cáo của game thủ chuyên nghiệp thường phải được sự chấp thuận từ đơn vị quản lý. Đã có trường hợp game thủ chuyên nghiệp từ bỏ sự nghiệp thi đấu để rẽ sang hướng "cày thuê".

Nguyễn Duy Phương, được biết tới với biệt danh "Trâu cày thuê", là người làm nghề chơi game thuộc nhóm 2. Trước khi theo đuổi công việc này, Phương là công nhân. Nghề chơi game đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh. Giờ đây, game thủ này đã chuyên nghiệp hóa công việc của mình khi thành lập một "tập đoàn cày thuê".

"Nó còn hơn cả một nghề và mình đang tạo điều kiện cho 15 người có thu nhập ổn định. Mỗi tháng bọn mình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng để lo cho anh em. Dù bị phản đối, mình cho rằng việc 'cày thuê' cũng đem lại lợi ích nào đó cho mọi người, nhờ đó mà bọn mình được không ít người ủng hộ", Phương cho biết.

Còn Lê Quang Duy (1998), được biết tới với biệt danh SofM, từng là một game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Được giới chuyên môn quốc tế chú ý, tháng 5/2016, Duy đã được một đội game ở Trung Quốc mời gọi và đã ra nước ngoài làm việc.

Hầu hết các game thủ đều đã nghỉ học trước khi bước chân "theo nghề", còn nếu đang học thì rất khó duy trì ổn định, bởi lịch luyện tập cũng như thi đấu sẽ chiếm phần lớn thời gian. Nhiều game thủ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lựa chọn nghề game như kế sinh nhai để thoát nghèo. 

Quang Duy sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã không lựa chọn con đường đại học tại Việt Nam mà theo đuổi đam mê, ra nước ngoài thi đấu. Nguyễn Đức Bình được xem là trường hợp cá biệt, khi vẫn duy trì được học lực trung bình ở bậc đại học. Điều này có được một phần dựa vào sự quản lý sát sao của gia đình và nhà trường, dựa trên các hợp đồng ràng buộc về thời gian được chơi, phải học của anh chàng này.

 

theo vnexpress

">

Định nghĩa về 'nghề' chơi game

Nhận định, soi kèo El Gouna vs Ismaily, 21h00 ngày 12/2: Chia điểm?

Uber hôm nay đã gửi đi một thông điệp tới tất cả nhân viên và đội ngũ tài xế của mình, trong đó lên tiếng kết án vụ bạo lực xảy ra tại thành phố Charlottesville, bang Virginia của Mỹ, cùng với đó là cam kết sẽ cấm những kẻ da trắng thượng đẳng tự phong cũng như thành viên của các nhóm thù địch khác hoạt động trên nền tảng của mình. Tổng giám đốc Khu vực Meghan Verena Joyce đã viết trong thông điệp được đăng tải trên Twitter bởi nhà báo Mike Isaac của New York Times: “Chúng tôi cho rằng không có chỗ cho sự tin tưởng mù quáng, sự phân biệt và lòng thù hận”.

Thông điệp còn cho biết Uber sẽ “hành động nhanh chóng và cương quyết để bày tỏ ủng hộ với Bộ quy tắc ứng xử Cộng đồng”, bao gồm chính sách về chống phân biệt chủng tộc hay bất cứ loại hình thù địch nào khác - một trong số những hành động đó là cấm những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng được sử dụng ứng dụng Uber hoặc làm tài xế Uber. Đây là thông điệp chính thức đầu tiên của Uber trước vụ bạo động xảy ra tuần vừa rồi, tuy nhiên không phải hành động đầu tiên để chống lại những kẻ có liên quan đến vụ biểu tình “Unite the Rally” của những kẻ da trắng thượng đẳng.

Tuần vừa rồi, Uber đã cấm một tên da trắng thượng đẳng tự phong - James Allsup - sau khi anh này và bạn mình, một người theo chủ nghĩ cực Hữu - Tim “Baked Alaska” đưa ra những lời nhận xét phân biệt sắc tộc khi đi qua Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Châu-Mỹ tại Washington, DC. Người tài xế Uber, khi đó là một phụ nữ da màu, đã cảm thấy thiếu thoải mái và yêu cầu hai hành khách xuống xe. Uber sau đó đã “loại bỏ vĩnh viễn” Allsup khỏi nền tảng gọi xe lớn nhất thế giới.

">

Uber tiếp tục cấm những kẻ thuộc chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trên nền tảng của mình

">

Taxi tự lái tại Singapore mới hoạt động đã gây tai nạn

Nhân dịp này, Báo điện tử Infonet đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn quanh vấn đề báo chí và trách nhiệm thông tin với xã hội thể hiện qua vụ việc "Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng".

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.

PV:Vừa qua Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã công bố thông tin về 67% mẫu nước mắm do Hội này khảo sát bị nhiễm Arsen vượt mức cho phép. Thông tin này được đồng loạt đăng, phát trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, như có người nói, đã tạo thành một “chiến dịch truyền thông gây sợ hãi”. Bộ trưởng nhận xét gì về sự cố truyền thông này ?

Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn:Đúng là một sự cố truyền thông không bình thường, tôi theo dõi rất kỹ. Trước hết cần chú ý nội dung mập mờ mà Vinastas công bố trong “Thông cáo báo chí” của họ. 

Sau khi nêu : “Đặc biệt, có khoảng 67% mẫu không đạt chỉ tiêu arsen tổng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có arsen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện arsen vô cơ”.

Mặc dù vậy, họ không hề giải thích giữa hai loại arsen hữu cơ và vô cơ  loại nào là độc hại loại nào là không độc hại, để liền theo đó kết luận : “Theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng  arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/L. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm arsen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này”. 

Họ còn nhấn mạnh, “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng”, nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống. Thông tin này  đã nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện truyền thông với tần số dày đặc.  

Ai cũng biết  thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.

Cần biết, QCVN 8-2:2011/BYT là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm” được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế. Bản Quy chuẩn này “giới hạn lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận tạm thời” tính theo mg/kg thể trọng đối với 6 thứ kim loại nặng, trong đó có Arsen (As), nhưng bản Quy chuẩn có ghi rõ là tính theo Arsen vô cơ, từ đó quy định giới hạn ô nhiễm 6 thứ kim loại nặng trong thực phẩm, trong đó giới hạn arsen trong nước chấm là 1mg/l. 

Như vậy là bản Quy chuẩn chỉ có quy định giới hạn về Arsen vô cơ, không có quy định về Arsen hữu cơ hay “Arsen tổng” như Vinastas tự đặt ra. Arsen vô cơ mới chính là thạch tín độc hại,  còn Arsen hữu cơ là chất tồn tại tự nhiên trong hải sản hay các nguyên liệu làm nước chấm, không độc hại gì đối với cơ thể con người, vì vậy mà không quy định giới hạn. Ngay cả những nước rất chặt chẽ về an toàn thực phẩm như châu Âu hay Mỹ  cũng không quy định giới hạn arsen hữu cơ. 

Kết quả khảo sát của Vinastas về thạch tín trong nước mắm, nếu công bố một cách trung thực thì phải công bố các mẫu nước mắm được khảo sát không nhiễm thạch tín theo QCVN 8-2:2011/BYT mới chính xác, nhưng họ đã không làm như vậy. 

Về động cơ, sự tùy tiện và sai phạm của những người tổ chức khảo sát và  công bố thông tin, liệu có ai đứng đằng sau điều khiển việc đó, đề nghị các cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ. Ở đây tôi chỉ nói về trách nhiệm của các cơ quan báo chí và các nhà báo.

Điều tôi nói trên đây về bản Quy chuẩn, bất cứ phóng viên nào viết về an toàn thực phẩm đều nhất định phải biết, chẳng cần đến sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn, bởi vì phóng viên viết về lĩnh vực nào đều phải có kiến thức nền về lĩnh vực đó. Trong trường hợp này, phóng viên phải nhận ra ngay sự mập mờ trong bản “Thông cáo báo chí” của Vinastas và lẽ ra họ phải lập tức đối chiếu bản QCVN 8-2:2011/BYT, xem trong đó quy định những gì, việc này chỉ cần chưa tới 5 phút tra cứu. 

Nếu phóng viên cẩu thả thì biên tập viên nhất định phải làm điều đó. Một thông tin liên quan đến tâm trạng của hàng chục triệu người (tiêu dùng nước mắm) và công ăn việc làm của hàng chục vạn người (sản xuất nước mắm) mà được đưa một cách cẩu thả không kiểm soát, xin nói thẳng là cơ quan báo chí đó liệu có đáng được công chúng tin cậy? 

Đó là giả định những cơ quan báo chí và các nhà báo đưa tin trên là lương thiện, chỉ cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp mà thôi. Còn việc nếu có sự câu kết để cố ý tạo thành một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia thì trở thành một vấn đề khác. Đó không chỉ là sự bất lương mà còn vi phạm pháp luật. 

 

Kết quả khảo sát của Vinastas về thạch tín trong nước mắm, nếu công bố một cách trung thực thì phải công bố các mẫu nước mắm được khảo sát không nhiễm thạch tín theo QCVN 8-2:2011/BYT mới chính xác, nhưng họ đã không làm như vậy.

PV: Có nghĩa là Bộ trưởng đã nhận ra sự câu kết bất lương này?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Có dấu hiệu. Vì ở đây có sự bất thường. Bất thường ở chỗ, cùng một sự kiện mà một loạt các cơ quan báo chí đều cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp hệt như nhau, thậm chí việc rút tít bản tin cũng na ná như nhau. 

Một bài báo, một bản tin viết sai sự thật không phải là cá biệt trong làng báo nước ta, nhưng người đọc bình thường rất dễ nhận ra cái sai nào do trình độ, do sự cẩu thả và cái sai nào do cố ý, thậm chí họ còn dễ dàng nhận ra sự dối trá trong những cái “không sai” nhưng sự thật bị cắt xén, bị che giấu. 

Người đọc bình thường cũng dễ nhận ra đâu là cái sai do “tai nạn nghề nghiệp” của một nhà báo riêng lẻ, đâu là sự dối trá hùa theo đám đông có chủ đích. Cơ quan quản lý truyền thông lẽ nào lại không nhận ra những điều mà người đọc bình thường cũng dễ nhận ra. Nhưng  cơ quan quản lý của Nhà nước không kết luận dựa vào trực giác, dựa vào sự suy diễn cảm tính. Phải điều tra mới ra chứng cứ để kết luận.

PV: Thưa bộ trưởng, một số nhà chuyên môn về an toàn thực phẩm đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng khẳng định sự vô hại của Arsen hữu cơ. Nhiều báo cũng bắt đầu phản bác lại thông tin của Vinastas. Có vẻ như thông tin đang bị đảo ngược?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Vấn đề là sự đồng loạt của thông tin ban đầu. Như tôi đã nói, nếu như các cơ quan báo chí đưa thông tin ban đầu đó không cẩu thả hoặc cố tình bẻ cong sự thật thì đã không có sự lan truyền tai hại như vậy. 

Sự phản bác của các nhà chuyên môn và những bài phân tích ngược lại sau đó của một số báo, đối với công chúng chỉ là sự tranh cãi, “phản biện”, đúng sai chưa ngã ngũ, bởi vậy không đủ tác dụng đảo ngược thông tin. 

Tôi còn nghe nói có thể những người tổ chức chiến dịch truyền thông này bảo với nhau rằng chỉ cần thông tin ban đầu đó tồn tại trên báo điện tử vài ngày, sau đó dù có bị gỡ bỏ thì cũng đã đạt được mục đích gây sợ. 

Bởi vậy, dù sai phạm đã thấy như tôi nói ở trên, nhưng các cơ quan Nhà nước có liên quan cần điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu của của sai phạm để xử lý nghiêm minh và thông báo đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đến khi ấy mới thực sự xóa tan được nỗi hoang mang, sợ hãi của người dân, mới cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng. 

PV: Nhiều người cho rằng đang có một “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống và một bộ phận  truyền thông cũng đang chia thành hai phe, phe nào cũng “ăn tiền” doanh nghiệp.  Bộ trưởng có ý kiến gì về chuyện này?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn:Tôi cũng nghe như vậy, nhưng không nên kết luận tùy tiện. Nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống, nếu bảo đảm những điều kiện về an toàn thực phẩm, đều là những sản phẩm hàng hóa hợp pháp đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng. 

Các doanh nghiệp có quyền cạnh tranh lành mạnh để phát triển trong khuôn khổ của Luật Cạnh tranh. Cũng như đối với các sản phẩm khác, việc thông tin trung thực, khách quan về chất lượng nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống là điều bình thường của báo chí, không nên suy diễn báo chí hễ khen hay chê đều “ăn tiền” doanh nghiệp. 

Các nhà báo chính trực khen ai thì khen đúng, chê ai thì chê đúng. Các bạn có thể yên tâm, công chúng không bao giờ nhầm lẫn, cơ quan quản lý báo chí cũng không nhầm lẫn. 

“Mùi vị” tiêu cực trong làng báo là dễ phát hiện nhất, và như dân gian thường nói, cây kim trong bọc trước sau gì cũng lòi ra. Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chủ quản báo chí quyết làm trong sạch đội ngũ những người làm báo để bảo vệ sự trong sáng và niềm tự hào của đội ngũ những người làm báo chân chính, trong đó có việc loại bỏ những phần tử lạm dụng quyền tự do báo chí, bẻ cong ngòi bút để tiếp tay cho các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của một bộ phận doanh nghiệp hoặc phục vụ các “nhóm lợi ích” một cách phi pháp. 

Xin cám ơn Bộ trưởng.

">

Vụ “nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng” và trách nhiệm của báo chí

友情链接