当前位置:首页 > Nhận định

Doanh nghiệp Make in Vietnam phải bắt tay để tạo ra hệ sinh thái chuyển đổi số

“Việt Nam đứng trước cơ hội về tăng trưởng kinh tế số lớn”

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III ngày 11/12,ệpMakeinVietnamphảibắttayđểtạorahệsinhtháichuyểnđổisốlịch thi đấu mc ông Hoàng Minh Quân, CEO Cloudify khẳng định, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhất trong khu vực. Ông Quân dẫn số liệu từ báo cáo kinh tế số khu vực Đông Nam Á của Google cho thấy, kinh tế số Việt Nam đến năm 2030 có thể  tăng trưởng 11 lần với 220 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số cũng ghi nhận ở tất cả các ngành TMĐT, Logistic thông minh, du lịch. “Chỉ tính riêng TMĐT, tốc độ tăng trưởng 2020 – 2021 đạt tăng trưởng 53%. Việt Nam đứng trước cơ hội về tăng trưởng kinh tế số lớn”, ông Quân nói.

{ keywords}
Ông Hoàng Minh Quân CEO&Founder của Cloudify

Vị này nhấn mạnh đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nền kinh tế khi chiếm tới 98% lượng doanh nghiệp, đóng góp 45% GDP và sử dụng 70% lao động. Do đó, khối này cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.

Ông Quân cũng khẳng định, khối doanh nghiệp SME hiện nay nhận thức được cơ hội tăng trưởng về kinh tế số và mong muốn chuyển đổi số. Tuy vậy, khi chuyển đổi số trong thực tế khối này còn gặp nhiều khó khăn khi chi phí cao, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực CNTT còn yếu.

Hiện, nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo ra các nền tảng chuyển đổi số đưa ra các mô hình, công nghệ và dịch vụ hướng đến giải quyết các khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.

Chẳng hạn tại Cloudify, các dịch vụ đang cung cấp đều hướng vào giải bài toán chi phí, nhân lực cho khối SME hiện nay. Theo đó, đơn vị này cung cấp dịch vụ phần mềm để tháo gỡ vấn đề chi phí. Cụ thể, các doanh nghiệp SME có thể sử dụng và chi trả theo từng tháng, dùng đến đâu chi trả đến đó như mô hình cước viễn thông. "Đây là mô hình quan trọng giúp các doanh nghiệp SME có thể tiếp cận các nền tảng số hiện đại có giá trị cao”, ông Quân cho hay.

Ngoài ra, các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây có thể giải quyết được bài toán chi phí do doanh nghiệp khi không cần đầu tư hạ tầng CNTT, nguồn lực để quản trị hệ thống máy chủ, mà chỉ cần tập trung vào việc kinh doanh cốt lõi và thúc đẩy sự tăng trưởng. Cloudify và một số doanh nghiệp Việt Nam đang đi theo hướng đi này để cung cấp dịch vụ chuyển đổi số trên nền tảng đám mây đến thị trường trong nước, giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu về hạ tầng CNTT cũng như rào cản về nhân lực; giúp doanh nghiệp có sở vững chắc trong tương lai có thể tiếp cận với các công nghệ mới như AI, IoT, Blockchain.

Ngoài ra, Cloudify tập trung vào các ứng dụng trên nền tảng dịch vụ trên Mobile để các lao động phổ thông ở các doanh nghiệp SME có thể tiếp cận với chuyển đổi số một cách dễ dàng hơn.

Doanh nghiệp Việt cần bắt tay để tạo hệ sinh thái Make in Vietnam

Hướng trực tiếp đến đối tượng cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp SME, CEO Cloudify cho biết, công ty đã hỗ trợ chuyển đổi số thành công cho 2.000 doanh nghiệp. Vị này cũng bày tỏ tham vọng sẽ chuyển đổi số cho 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025.

“Đây là con số thách thức và truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ 10.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ chiếm 12% trong tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp”, ông Quân bày tỏ.

Với nhận thức và sự chuyển đổi nhanh chóng, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nghiệp SME mới đó là Digital SME sử dụng các nền tảng công nghệ hiện đại hơn, không chỉ phục vụ cho Việt Nam mà còn cho thị trường khu vực và quốc tế.

Một vấn đề nữa được CEO Cloudify nhắc tới đó là sự bắt tay liên kết giữa các doanh nghiệp Make in Vietnam. "Công ty công nghệ như chúng tôi với khát vọng đem trí tuệ Việt phục vụ cho người Việt. Với định hướng cửa Chính phủ, chúng tôi tin các doanh nghiệp sẽ lớn mạnh và góp phần trong công cuộc xây dựng Việt Nam hiện đại, hùng cường", ông Quân chia sẻ.

Duy Vũ

 

分享到: