Trước đó, 3 đài phát thanh, truyền hình khu vực Bắc Mỹ gồm NPR, PBS (Mỹ) và CBC (Canada) đã rời bỏ mạng xã hội của tỷ phú Elon Musk, sau khi tài khoản của họ bị dán nhãn “phương tiện truyền thông do chính phủ tài trợ”.
Cho đến nay, cụm từ trên dường như chỉ áp dụng tại khu vực Bắc Mỹ chứ không phải Tây Âu, nơi đài phát thanh Thuỵ Điển, BBC (Anh) và các nhà đài khác bị dán nhãn “được tài trợ công”.
Gillinger nói rằng, đài Thuỵ Điển không có vấn đề gì với tên gọi trên do “dựa trên định nghĩa hiện tại, đó là mô tả chính xác về cách thức đài này được tài trợ”.
Các đài truyền hình lớn của phương Tây lập luận rằng, có sự khác biệt rõ ràng giữa những đài nhận tài trợ công, nhưng độc lập nội dung với những nhà đài do chính phủ điều hành.
Đài phát thanh Thuỵ Điển đang là công ty phát thanh lớn nhất của quốc gia Bắc Âu này với 7,4 triệu người nghe hàng tuần (số liệu năm 2021) và đã có mặt trên Twitter kể từ năm 2009. Nhà đài nói rằng, sự quan tâm của người Thuỵ Điển đối với mạng xã hội “Chim xanh” đã giảm dần, trích dẫn báo cáo cho biết chỉ có 7% người dân nước này sử dụng nền tảng hàng ngày, so với 53% cho Facebook và 48% trên Instagram.
Lãnh đạo đài Thuỵ Điển cũng thông tin, hầu hết các tài khoản sẽ bị xoá hoặc đang dán nhãn sẽ dừng hoạt động. Các phóng viên đang làm việc cho cơ quan này vẫn được tự do sử dụng Twitter dưới dạng tài khoản cá nhân nếu họ muốn.
Tuy nhiên, Gillinger thông tin, điều đáng lo ngại là việc Twitter cắt giảm phần lớn nhân sự có thể tác động tiêu cực đến khả năng xử lý bot, thông tin sai lệch và nội dung thù địch trên nền tảng.
“Đó cũng là những yếu tố đã được chúng tôi cân nhắc khi quyết định dừng hoạt động biên tập trên nền tảng”, giám đốc này cho biết.
Sau khi thuộc về tỷ phú Elon Musk với giá 44 tỷ USD, bộ phận truyền thông của công ty cũng đã bị giải thể nên không có đơn vị nào trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Theo Reuters
![]() |
ĐH Hongkong - ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu châu Á. |
Khi tham gia học kỳ này, sinh viên sẽ được đăng ký học tại 1 trường nước ngoài là đối tác của Đại học FPT. Kết quả học tập của sinh viên sẽ được công nhận tương đương và chuyển đổi kết quả sang chương trình của nhà trường với tổng thời gian học không thay đổi.
Lựa chọn Malaysia là điểm đến cho kỳ học của mình, Phạm Thanh Giàu - sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, ĐH FPT cho biết: “Khoảng thời gian học tập tại Đại học KDU Malaysia không quá dài nhưng việc sinh sống và học tập trong môi trường quốc tế giúp bản thân mình trưởng thành hơn. Mình đã có thêm những trải nghiệm mới, hiểu biết mới từ việc tự quản lý bản thân và kỹ năng làm việc tập thể”.
Cùng chung cảm nhận đó, Lương Thị Thảo Nhi - cựu nữ sinh từng được tham gia hóa học tiếp cận nền CNTT Nhật Bản do tổ chức JODC (Tổ chức phát triển quốc tế tại Nhật Bản) tài trợ cho Đại học FPT, nhớ lại: “Trong thời gian học tập tại Nhật, chúng mình học được quy trình làm việc, phong cách làm việc của người Nhật dựa trên việc đi thực tế, tham quan các công ty lớn của Nhật; được trực tiếp nói chuyện với giám đốc các công ty; được lắng nghe những chia sẻ của họ về định hướng, tầm nhìn của công ty cũng như những quy trình mà họ áp dụng vào công ty”.
Ông Yasuo Goto - Hiệu trưởng trường Chiba Mode Business (Nhật Bản) - một trong những đối tác của ĐH FPT tỏ lời khen ngợi: “Đây là lần thứ 5 tôi đến trường Đại học FPT và đã tiếp xúc với khá nhiều sinh viên của trường. Nhìn chung kỹ năng giao tiếp của các bạn đều tốt và rất thông minh”.
Không chỉ giúp sinh viên có cơ hội học tập tại nước ngoài, ĐH FPT còn tạo điều kiện để sinh viên trở thành những công dân - những kỹ sư toàn cầu. 1/5 cựu sinh viên của trường đang làm việc tại nước ngoài đã minh chứng cho khẳng định đó.
Riêng trong năm 2018, 4 nhóm sinh viên ĐH FPT đã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp tại Đại học Darussalam Brunei (ngôi trường thuộc top 1% châu Á). Bên cạnh đó, đồ án về xây dựng cổng thông tin làm cầu nối giữa các công ty khởi nghiệp và các nhà đầu tư tại Brunei của nhóm các sinh viên Lê Ngô Thúy Hằng, Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Bùi Công Nam, Nguyễn Hải Yến không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà các bạn còn nhận được lời mời làm việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn.
Bên cạnh chương trình Học kỳ và thực tập tại nước ngoài, ĐH FPT còn xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên, Passage to Asean, Study tour, Amazing Race… cùng nhiều hội thảo và các hoạt động hợp tác quốc tế khác.
![]() |
Sinh viên ĐH FPT trong một chuyến trao đổi tại Nhật Bản |
“Mình nghĩ nếu các bạn muốn du học ngắn hạn để khám phá những nơi mà mình chưa từng đặt chân đến hoặc là các chương trình hợp tác quốc tế khác thì Đại học FPT sẽ là một trường đại học giúp các bạn thực hiện được tất cả. Đó cũng là lý do mà hồi trước mình chọn ĐH FPT” - Lê Bửu Thiên, chàng trai vừa học học kỳ tiếng Anh tại Đại học Swinburne (Úc) khẳng định.
Hải Nguyễn
" alt=""/>ĐH FPT tiên phong đưa SV sang nước ngoài bảo vệ tốt nghiệpHơn một năm sau ngày đó, “kẻ ngoại đạo” ấy vượt qua hàng loạt ứng cử viên trong nội bộ đảng Cộng hòa và đánh bại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Trước ngày 8/11/2016, cái tên Donald Trump gắn liền với một đế chế kinh doanh khổng lồ, bao gồm hàng loạt cao ốc, nhà hàng, khách sạn ở nhiều thành phố lớn trên thế giới.
![]() |
Tổng thống Trump cùng gia đình trong đêm bầu cử Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh bất động sản, Donald Trump từ nhỏ là cậu bé hiếu động và bướng bỉnh. Ông được cha mẹ gửi tới một trường nội trú quân sự để rèn luyện kỷ cương.
Tốt nghiệp Học viện Quân sự New York, ông theo học Đại học Fordham và trường Kinh tế Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, nơi ông nhận bằng cử nhân kinh tế vào năm 1968.
Những năm 1980 chứng kiến sự vươn lên ngoạn mục của Trump. Ông bước ra khỏi cái bóng của cha mình và thành lập công ty riêng. Những doanh nghiệp, khách sạn, khu giải trí, sòng bạc… mang tên Trump mọc lên ở khắp nơi.
Vị tỷ phú New York nhen nhóm ý định tranh cử tổng thống Mỹ vào các năm 2000, 2004 và 2012, nhưng ông không thực hiện. Ông đồng thời tiết lộ khả năng chạy đua chức thống đốc New York vào năm 2006 và 2014.
Tranh cử tổng thống với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Trump tỏ ra là nhà lãnh đạo cứng rắn, sẵn sàng bảo vệ lợi ích cho người Mỹ. Cuối cùng, vượt qua 16 ứng cử viên trong nội bộ đảng Cộng hòa cùng lời dèm pha từ nhiều người, đánh bại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, Donald Trump chính chức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Trước khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Donald Trump đã sở hữu đế chế kinh doanh khổng lồ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, giải chí, truyền hình. Tài sản của vị tỷ phú 71 tuổi không chỉ tập trung ở Mỹ, mà còn rải rác ở nhiều quốc gia trên thế giới.
"Trong lịch sử đất nước, chưa bao giờ có một vị tổng thống sở hữu một đế chế kinh doanh hùng mạnh ở cả trong nước lẫn nước ngoài", Michael Green, thành viên cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nhận định.
![]() |
Ông trùm của đế chế bất động sản chạy đua vào Nhà Trắng với những khẩu hiệu chống toàn cầu hóa cứng rắn. Trong suốt hơn một năm tranh cử, ông nhiều lần đòi điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các đối tác toàn cầu mà ông coi là "bất bình đẳng" và gây thiệt hại cho người lao động của xứ cờ hoa.
Dấu ấn lớn đầu tiên ông Trump để lại tại phòng Bầu Dục là quyết định hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đó dường như là phát súng đầu tiên mà ông chủ Nhà Trắng phát ra, chỉ dấu cho việc Washington sẽ xem xét lại một loạt các hiệp định thương mại quốc tế.
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), văn bản mà ông Trump cho là nguyên nhân khiến Mỹ nhập siêu từ Mexico và Canada, là một đối tượng bị ảnh hưởng dưới thời ông Trump. Hiện, vòng 4 tái đàm phán về NAFTA đang bế tắc do một số yêu sách của Mỹ mà Canada và Mexico coi là "không thể chấp nhận được".
Những quốc gia xuất siêu lớn vào Mỹ cũng không tránh khỏi mũi dùi công kích của Tổng thống Trump. Trung Quốc, bạn hàng đứng đầu danh sách xuất siêu vào Mỹ, mới đây chịu mức thuế chống trợ giá từ 16,5% - 81% đối với các mặt hàng nhôm lá.
Những đồng minh truyền thống của Mỹ cũng đứng trước sức ép từ Washington. Tổng thống Trump cũng từng phê phán con số 49 tỷ USD thâm hụt mà Mỹ đang phải gánh chịu trong quan hệ thương mại với Đức. Ông Trump từng đe dọa sẽ đánh thuế 35% đối với ôtô của Đức trước thông tin BMW dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất ôtô tại Mexico để nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Hồi tháng 7, ông chủ Nhà Trắng cũng đã công khai than phiền về tình trạng thâm hụt thương mại với Hàn Quốc, ở mức 27,6 tỷ USD năm 2016, và kêu gọi đàm phán lại FTA giữa Seoul và Washington.
"Nếu Washington quá thiên về bảo hộ thương mại, cả thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và điều này, cuối cùng, sẽ là con dao hai lưỡi gây thiệt hại cho chính nước Mỹ", Fred Bergsten, giám đốc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định.
Các chuyên gia nhận định chủ nghĩa bảo hộ mà Tổng thống Trump theo đuổi có thể khiến Mỹ trở thành kẻ ngoài cuộc trong cuộc chơi thương mại toàn cầu. Trong khi Mỹ bỏ rơi TPP, còn tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương với EU vẫn chưa có kết quả, việc EU và Nhật Bản đồng ý thỏa thuận mậu dịch tự do ngay trước thềm G-20 là một trái đắng dành cho các sản phẩm xuất khẩu từ Mỹ.
"Khi hai đối tác có tự do thương mại, còn Mỹ thì không có tự do thương mại với cả hai đối tác đó, thì Mỹ sẽ gặp bất lợi", Chad Bown, chuyên gia từ Viện kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định.
Ông Trump sẽ tới Đà Nẵng vào ngày 10/11 để tham dự và phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Điều này cho thấy mối quan tâm của tổng thống Mỹ tới châu Á - Thái Bình Dương cũng như những thể chế đa phương trong khu vực. Washington mong muốn cùng APEC tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại số, loại bỏ các rào cản thương mại, cải thiện năng lực khoa học - kỹ thuật và đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Ông chủ Nhà Trắng từng tỏ ra không mặn mà với chủ nghĩa đa phương khi tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không nhắc nhiều tới ASEAN, điều này khiến không ít quốc gia lo lắng. Sự xuất hiện của ông Trump tại APEC sẽ là lời cam kết mạnh mẽ nhất về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
![]() |
Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters. |
Theo thông báo từ Nhà Trắng, sau khi rời Đà Nẵng, ông Trump sẽ tới Hà Nội trong ngày 11/11, bắt đầu chuyến thăm chính thức. Tại đây, ông sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam.
2017 là năm quan hệ Việt - Mỹ đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 5 đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tới Nhà Trắng dưới chính quyền mới.
Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về thương mại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hoan nghênh việc ký kết các hợp đồng kinh doanh trị giá hàng tỷ USD cũng như lượng công ăn việc làm mà những thỏa thuận này mang lại.
Chuyến thăm sắp tới của ông Trump tới Hà Nội sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thực thi những thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước, mở rộng hợp tác và tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ.