Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, giáo viên, học sinh có cách tiếp cận tốt nhất đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục trung học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một số nội dung được tích hợp
Nội dung Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 được thực hiện theo nguyên tắc: giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung yêu cầu học sinh thực hiện mang tính logic, đảm bảo mạch kiến thức và tính logic của kiến thức; đồng thời bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách, các em phải thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua giảng dạy trực tuyến và dạy học trên truyền hình.
Học sinh tại một trường THPT. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể đối với lớp 6 thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.
Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình phổ thông 2006, Bộ GD-ĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo phụ lục kèm theo công văn này. Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế.
Các phụ lục của công văn thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện…
Không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung học sinh tự học
Căn cứ công văn này, cơ sở giáo dục trung học xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương. Các nhà trường kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu cần đạt của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại. Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Đặc biệt, công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
Thanh Hùng
Việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” từ trước đến nay sẽ không còn tồn tại theo quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT của Bộ GD-ĐT, áp dụng từ lớp 6 năm nay và với các khối lớp khác ở những năm tới.
" alt=""/>Bộ Giáo dục hướng dẫn điều chỉnh chương trình THCS và THPT vì dịch CovidTuy nhiên, với đẳng cấp của đội bóng mạnh hàng đầu thế giới, Trung Quốc gây ra nhiều khó khăn với tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Sau khi Trung Quốc dẫn trước 4 điểm, các cô gái Việt Nam rút ngắn còn 2-4.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dù rất cố gắng nhưng không thể ngăn cản những tình huống đập bóng uy lực của Trung Quốc. Trong set 1, khả năng tấn công của Việt Nam cũng không phát huy được hiệu quả khi hàng chắn của Trung Quốc được tổ chức tốt. Với sự vượt trội về mọi mặt, Trung Quốc giành chiến thắng 25-13 trong set đầu tiên.
Set 2, Thanh Thúy và các đồng đội chơi tốt ở thời điểm đầu, nhưng sau đó đã bộc lộ những hạn chế trong khâu bước 1 và khả năng dứt điểm. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn thể hiện đẳng cấp cao nên tạo ra khoảng cách tới hơn 10 điểm, trước khi kết thúc set đấu với cách biệt 25-12.
Kịch bản set 3 giống hai set trước khi Trung Quốc nhanh chóng vượt lên dẫn trước với khoảng cách 3-4 điểm. Tuy nhiên, ở set đấu này các cô gái Việt Nam chơi đầy nỗ lực, có những pha bỏ nhỏ rất tinh tế, tạo nên thế trận giằng co với đối thủ.
Lần đầu tiên Kiều Trinh và các đồng đội vượt lên dẫn Trung Quốc 8-6 buộc đối thủ phải xin tạm dừng trận đấu hội ý. Đây là một set đấu đầy cố gắng của các cô gái Việt Nam khi liên tục giằng co điểm số và chỉ chấp nhận thua 22-25, chung cuộc thua 0-3.
Dù không thể đi tiếp nhưng đoàn quân của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt vẫn rất tự hào với những gì đã làm được trước đội bóng số 1 châu Á Trung Quốc. Ở trận tranh hạng ba, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp Nhật Bản – đội thua Thái Lan 2-3 ở trận bán kết 2. Trận đấu diễn ra vào lúc 15h ngày 6/9. Trận chung kết Thái Lan và Trung Quốc diễn ra vào lúc 18h.
" alt=""/>Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thua Trung Quốc ở bán kếtLuật Tố cáo 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018, thay thế cho Luật Tố cáo năm 2011. Luật có 9 Chương và 67 Điều.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ảnh minh hoạ |
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hại theo quy định. So với Luật cũ thì bổ sung thêm quyền được rút tố cáo. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Công dân có quyền tố cáo như thế nào?