Chaly đầy sức hút dù đã có tuổi đời 44 năm.
Chaly là một trong những sản phẩm tiện dụng, rất được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy thân hình nhỏ bé nhưng chiếc xe này luôn đem đến cho người dùng sự thoải mái và nhẹ nhàng.
Chiếc xe phù hợp với những người dùng có xu hướng hoài cổ. |
Honda Rebel
Honda Rebel là mẫu cruiser được hãng xe Nhật Bản giới thiệu vào năm 1985. Đến những năm 1990, Rebel trở thành niềm mơ ước của rất nhiều người chơi xe tại Việt Nam bởi thiết kế cá tính, phóng khoáng.
Phiên bản mới nhất của Honda Rebel. |
Phiên bản 2014 của Rebel tiếp tục chinh phục người dùng bởi kiểu dáng cổ điển, sang trọng, tinh tế. Với mức giá dự kiến 200 triệu đồng, đây là niềm mơ ước của nhiều người sành xe.
Thiếu nữ mặc áo dài bên Honda Rebel cá tính. |
Honda Cub
Đây được xem là một trong những mẫu xe huyền thoại của Honda nói riêng và lịch sử xe máy nói chung. Xuất hiện lần đầu vào năm 1958 ở Mỹ, Cub đã tạo nên mốc son cho sự phát triển thăng hoa của thương hiệu Honda Motor.
Một gia đình Việt chụp ảnh lưu niệm bên xe Honda Cub. |
Ở Việt Nam, Honda Cub còn là biểu tượng gắn với quá khứ. Những cái tên quen thuộc như DD, 89-70 cáu cạnh, 78 cánh én hay sang hơn là dòng 81 thời thượng vẫn khiến nhiều người nao lòng mỗi khi nhắc đến.
Những mẫu xe độc đáo trên đã được người dùng trên cả nước chia sẻ qua cuộc thi “Honda trong tôi”. Kéo dài đến hết ngày 24/1, cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng 200 triệu đồng gồm các phần quà như xe máy Honda phiên bản đặc biệt, mũ bảo hiểm, tiền mặt. Độc giả quan tâm truy cập on.fb.me/1SkaPJ1 hoặc bit.ly/1RVIOrS để biết thêm thông tin.
" alt=""/>Những mẫu xe máy huyền thoại của Honda tại Việt NamÝ kiến này được ông Phạm Đức Long, TGĐ Tập đoàn VNPT một lần nữa nêu ra tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 9/2016 của Bộ TT&TT chiều 5/10. "Rất mong Bộ xây dựng giá sàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường truyền hình trả tiền".
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, giá sàn cho dịch vụ truyền hình trả tiền đã được nêu lên sau khi nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn tham gia thị trường. Trước đó, thị trường này chủ yếu là sân chơi của các nhà đài nên giá thành dịch vụ tương đối ổn định. Sau khi nhà mạng vào, do không có chức năng sản xuất chương trình nên các gói kênh của các bên hầu như không có sự khác biệt. Chính vì thế, các "tân binh" chủ yếu cạnh tranh bằng giá thành nhờ có nguồn lực lớn.
Việc bóc tách chi phí cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với cung cấp dịch vụ viễn thông khá khó bóc tách, do đó, nhiều chuyên gia đã lo ngại về tình trạng "bù chéo", phá giá dịch vụ để cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Khá nhiều lần, Hiệp hội Truyền hình trả tiền và các đơn vị thành viên đã đề xuất Bộ TT&TT xây dựng giá sàn dịch vụ, song một điểm vướng của quy định hiện hành là theo Luật Giá, dịch vụ truyền hình trả tiền không phải hàng hóa thiết yếu, do đó không chịu sự quản lý về giá từ phía Chính phủ.
"Nếu muốn quản lý giá sàn thì sẽ phải kiến nghị điều chỉnh luật Giá. Sở cứ của kiến nghị này là hiện truyền hình trả tiền đã khá phổ biến, có thể coi là dịch vụ thiết yếu với nhiều hộ gia đình. Số lượng thuê bao cũng đang khá lớn", ông Lâm phân tích.
Ngoài ra, theo ông Lâm, một cách tiếp cận thứ hai là sử dụng các công cụ gần giống như công cụ quản lý thị trường viễn thông hiện nay, đó là xác định một số doanh nghiệp nắm thị phần chi phối thị trường để quản lý về khuyến mại, giá thành dịch vụ...
T.C
" alt=""/>Tiếp tục đề xuất xây dựng giá sàn cho truyền hình trả tiền