Đến nay đã 31 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ mãi trong lòng và có lẽ cũng không bao giờ quên được câu nói nhắn gửi của một phụ huynh học sinh ngày nào! Nó như một bài học vỡ lòng cho tôi khi mới vào nghề dạy học.Năm 1986, tôi nhận quyết định về giảng dạy ở trường cấp I,II Diên Tân, Diên Khánh, Khánh Hòa, là một xã kinh tế mới của huyện Diên Khánh lúc bấy giờ. Nhiều người nói đây là vùng “khỉ ho cò gáy”.
Thật vậy, đời sống của nhân dân nơi đây hết sức khó khăn, họ chỉ biết vào rừng chặt củi về bán để kiếm sống qua ngày. Nhiều em học sinh sáng đến trường chiều cũng theo cha mẹ vào rừng chặt củi. Đồng ruộng thì khô cằn, chỉ canh tác được một vụ nước trời vào tháng mười âm lịch khi bắt đầu có mưa.
|
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Một hôm, tôi thấy có nhiều em học sinh lớp 7 đi chân không vào lớp. Tôi liền nói “Các em ở trên này nên giống người dân tộc hết”. Ý tôi muốn nói các em đi chân không như người dân tộc họ không đi dép vậy (vì ở xã Diên Tân lúc bấy giờ có nhiều người dân tộc Raglai sinh sống). Không ngờ, tối hôm ấy có 3 phụ huynh học sinh đến khu tập thể nơi tôi ở gặp tôi để hỏi chuyện. Thật sự ban đầu, tôi không biết phụ huynh gặp tôi nói chuyện gì.
Rồi một phụ huynh hỏi “Tại sao thầy nói con tôi giống người dân tộc?”.
Lúc này tôi mới hiểu ra rằng việc sáng nay mình nói học sinh giống người dân tộc đã gây ra sự không hài lòng của phụ huynh. Tôi cũng hơi hoang mang vì lần đầu tiên tiếp phụ huynh, không biết họ có hiểu ý tốt của tôi không? Họ muốn gì ở tôi? Tôi đúng hay sai? Phải trả lời họ thế nào đây? Hàng loạt câu hỏi tôi tự đặt ra trong đầu. Thật sự, tôi hơi run vì mới ra trường chưa có kinh nghiệm gì hết trong quan hệ với phụ huynh học sinh.
Tôi cố bình tĩnh trả lời phụ huynh rằng “Ý tôi muốn nói các em phải đi dép, không nên di chân không lỡ không may đạp phải đinh, gai… thì rất nguy hiểm”. Đây đúng là ý tôi khuyên các em nên đi dép, nhưng vì các em không hiểu nên về nói với bố mẹ, lại thành ra tôi chê bai con họ!
Một phụ huynh khác lên tiếng “Con tôi làm gì có dép để đi!”.
|
Những học trò nhỏ người Lào Lự, người H’Mông, người Thái, người Dao Trường Tiểu học Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Lúc này, tôi thật sự hối hận vì đã không biết được phụ huynh rất nghèo, không có tiền để mua cho con đôi dép đi học. Tôi chỉ biết nói xin lỗi phụ huynh vì không biết nguyên nhân tại sao các em không có dép.
Rất may, sau khi tôi giải thích, phụ huynh cũng hiểu được và thông cảm về lời nói của tôi. Khi ra về, một phụ huynh nhắn nhủ một câu mà tôi nhớ mãi: “Thầy cần phải học nói”.
Tôi đã rất buồn và tự trách mình khi chưa tìm hiểu vì sao nhiều em không có dép mà vội nói như vậy. Tuy buồn, nhưng sự việc đó cũng cho tôi thêm kinh nghiệm sống: Hãy thận trọng trước khi nói, nhất là đối với học sinh phải thật chuẩn mực.
Kể câu chuyện này, tôi mong đồng nghiệp hãy hiểu rằng ở nhiều nơi học sinh còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nếu không thể giúp được các em thì cũng nên thông cảm đừng bắt học sinh phải theo những quy định do thầy cô đặt ra, vô tình làm khó học sinh như: phải có dây buộc tóc, không được đi dép không có quai hậu, phải có đồng phục, phải có cặp đựng sách vở… mà đầu năm các trường thường hay quy định.
Nguyễn Văn Lực(Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt=""/>“Thầy cần phải học nói”
- Phản đối việc học kiểu “mọt sách”, Nguyễn Trọng Hùng tập trung vào rèn luyện tưduy nên “làm xong bài Toán em thường quên ngay chi tiết, chỉ nhớ phương phápgiải”. Hồi lớp 10, thầy chủ nhiệm còn phải gọi em và bố mẹ lên trường nhắc nhởdù có khả năng nhưng không được chủ quan trong việc học. |
Nguyễn Trọng Hùng, thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương HN 2013. |
Vui vẻ, hay cười, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè là nhận xét của mọi người về NguyễnTrọng Hùng -lớp phó học tập lớp 12A8 Trường THPT Nam Khoái Châu (huyện KhoáiChâu, Hưng Yên). Em vừa trở thành thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội vớitổng điểm 30 (đã tính điểm cộng.)
Bị thầy nhắc vì chủ quan
Chúc mừng Hùng! Bạn có bất ngờ không khi trở thành thủ khoa Trường ĐH Ngoạithương HN năm nay?
Về điểm số, mình không bất ngờ. Bước ra khỏi phòng thi mình cũng dự tính được sốđiểm này. Điều khiến mình bất ngờ là mình đã trở thành thủ khoa của trường. Mìnhbiết Ngoại thương rất nhiều bạn giỏi, có khát khao học tập mới thi vào nên nghĩphải đạt điểm tuyệt đối 30/30 mới thành thủ khoa được.
Nhận tin này, người đầu tiên bạn muốn chia sẻ niềm vui là ai?
Tất nhiên mình muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ đã luôn động viên, cổ vũ mình họctập. Người thứ hai mình muốn nói lời cảm ơn chân thành là thầy chủ nhiệm PhanQuang Sơn, thầy dạy môn Toán và là giáo viên chủ nhiệm suốt 3 năm học THPT củamình.
Mình còn nhớ hồi đầu khi vào lớp 10, đã 3-4 lần thầy phải gọi cả bố mẹ và mìnhlên trường nói chuyện. Nguyên nhân là mình học tập có phần chủ quan. Thầy nhậnxét mình có khả năng học tốt nhưng muốn đạt điểm cao ngoài khả năng tư duy mìnhcần học cách trình bày bài tập cho trọn vẹn. Mình thường chỉ tập trung vàophương pháp, cách tư duy mà ít khi chú ý tới việc trình bày. (Cười). Cho đến bâygiờ mình mới chỉ “đỡ đỡ” hơn một chút thôi.
|
Nguyễn Trọng Hùng chụp chung với các bạn học. |
Luôn tự tạo cảm hứng học
Ồ, vậy chắc bạn không phải “mọt sách” rồi nhỉ? Bạn có thể chia sẻ thêm về phươngpháp học tập của bản thân, được không?
Mình đặc biệt không thích những “con mọt sách” và tập trung vào rèn luyện tư duy.Mình không phải tuýp người thức khuya, dậy sớm học bài.
Làm bài Toán xong có khi mình quên ngay chi tiết bài giải mà chỉ nhớ phương phápthôi. Mình hệ thống các phương pháp này lại và suy nghĩ cách làm nhanh nhấttrước mỗi bài Toán.
Là dân khối A nên mình học Toán, Lí, Hóa nhiều hơn. Khi mệt mỏi mình chuyển sangđọc sách Văn, nghe học tiếng Anh hoặc đi chơi đá bóng, đi bơi hay chơi bóng rổ.Mình luôn tạo cho bản thân cảm hứng tốt nhất để học bài. Bản thân mình học khôngnhiều và chỉ học khi tâm trạng thoải mái nhất.
Mình cũng đặt lịch cho việc học ở phổ thông. Lên lớp 11 mình xác định những gìcần phải đạt được cho kỳ thi đại học năm lớp 12 và dựa vào đó để học. Môn Hóa vàToán mình có sẵn nền tảng suốt 3 năm nên không có nhiều lo lắng. Riêng môn Vậtlí mình lo hơn cả vì kiến thức thi đại học tập trung vào lớp 12 nên dành nhiềuthời gian một chút.
|
Nguyễn Trọng Hùng (thứ hai từ phải sang trái) chụp chung với các bạn học. |
Muốn làm kinh doanh
Bạn có đặt mục tiêu phải đạt bao nhiêu điểm thi đại học không?
Mình chỉ xác định cố gắng hết sức thôi. Bản thân mình và gia đình không đặt nặngthành tích học tập để tạo áp lực phải học. Có lẽ vì thế nên mình học được tốthơn chăng? (cười). Mấy lần thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán, Vật lí mình toàngiải “khúc khích” (khuyến khích) thôi.
Ngoài học tập, bạn có niềm đam mê gì khác không?
Mình thích bóng đá. Như bao bạn trai khác, mình rất thích những cầu thủ nổitiếng như Cristiano Ronaldo, Messi. Ngoài ra mình tìm đọc sách về một số ngườinổi tiếng. Mình đặc biệt thích Bill Gates.
Mình muốn sau cũng có thể nổi tiếng như ông, có tiền và giúp đỡ được cho nhiềungười khác. Cũng bởi thế nên mình đã đăng ký vào ngành Kinh tế đối ngoại, TrườngĐH Ngoại thương HN. Ở môi trường này, mình vừa mở rộng được quan hệ lại có cơhội phát triển kinh doanh.
Cảm ơn bạn! Chúc bạn học tốt, thành công trong cuộc sống!