Nhiều idol Hàn Quốc phải giữ vóc dáng gầy gò khi hoạt động trong làng giải trí. Ảnh: News1. |
"Tôi từng nghĩ mình có cân nặng bình thường. Nhưng ở Hàn,ẩnđẹpcủaHànQuốcámảnhcảngườinướcngoàbáo 24h tôi bị coi là quá béo và mọi người thường nói rằng tôi sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu giảm cân", Camilla, người nặng hơn 50 kg, nói với The Korea Times.
Không giống xu hướng của thế giới, sự tích cực, đa dạng về cơ thể thực tế không tồn tại ở Hàn Quốc. Những tiêu chuẩn sắc đẹp không chỉ gây hại cho người Hàn, mà còn ám ảnh cả những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở xứ kim chi.
Cân nặng, làn da, mái tóc
Ellie Goodwin, giáo viên đã giảng dạy tại các trường học trên khắp Trung Quốc và hiện làm việc tại Gwangju (Hàn Quốc), nói rằng tiêu chuẩn sắc đẹp ở đâu cũng có, không chỉ tồn tại ở riêng Hàn Quốc. Các quốc gia và nền văn hóa khác nhau có bộ tiêu chí riêng để xác định điều gì được và không được "mong muốn".
Thế nhưng, tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc gần như phi lý.
Đối với phụ nữ, một dáng người mảnh khảnh, làn da trắng mịn không tì vết và đôi mắt hai mí to là những đặc điểm được cho là hấp dẫn, nhưng đồng thời rất khó đạt được.
Đối với nam giới, sức hút được đặt vào các loại cơ thể, đặc biệt là các thể chất kiểu "mỹ nam" hoặc đàn ông cơ bắp, vạm vỡ.
Nhiều người Hàn Quốc ao ước làn da "trắng phát sáng" như các idol. Ảnh: Twitter. |
"Sự cứng nhắc của những khuôn mẫu này tạo ra quan niệm sai lầm về 'cái đẹp' với các biến thể về kiểu cơ thể, chiều cao, cân nặng và màu da", bà Goodwin nhận định.
Trina sinh ra ở Nam Phi, đã sống ở Hàn Quốc được 3 năm. "Làn da trắng rất được coi trọng ở Hàn Quốc. Tôi không trắng nên không được coi là hấp dẫn", cô nói.
Charlotte, người Mỹ hiện làm việc cho một công ty kỹ thuật ở Hàn, nói rằng văn hóa công sở cũng bị ám ảnh bởi tiêu chuẩn ngoại hình. "Khi ăn uống ở nơi làm việc, đồng nghiệp sẽ bảo tôi ngừng ăn vì đã ăn quá nhiều", cô kể.
Nhận xét về thói quen ăn uống và ngoại hình của người khác đã được bình thường hóa đến mức không còn được coi là một hình thức "body shaming" (miệt thị ngoại hình).
"Ở đây, mọi người xem đó là chuyện thường. Đã từng có những người nói với tôi rằng răng của tôi quá to, rằng tôi quá gầy và cần phải đến phòng tập thể dục. Thật buồn vì những người này thực sự nghĩ rằng họ đang làm điều tốt cho tôi", giáo viên trung học Aiden nói.
Tổn hại sức khỏe
Đối với một số người, sự hấp dẫn về ngoại hình được đánh đồng với thành công, có thể là dưới hình thức đảm bảo một công việc tốt hơn hoặc gặp gỡ những người bạn đời lý tưởng.
"Mức độ phù hợp của một người với khuôn mẫu sắc đẹp cũng quan trọng như bằng cấp, nếu không muốn nói là hơn trong một số trường hợp", bà Goodwin chỉ ra.
Greta Nishan, 23 tuổi, nhớ lại điều cô rút ra được từ cuộc trò chuyện với những người bạn Hàn Quốc. "Giống như có một danh sách kiểm tra vậy, ví dụ cơ thể mảnh mai, làn da mịn màng, mái tóc dày... Nếu mọi người đánh dấu vào càng nhiều ô, thì họ ngay lập tức hấp dẫn hơn và sẽ kiếm được người bạn đời giàu có hoặc một công việc tốt".
Thân hình của người nổi tiếng trở thành tiêu chuẩn tại xứ kim chi. Ảnh: Instagram. |
Quan điểm độc hại này, được gọi là "lookism" (chủ nghĩa hình thức), phát triển mạnh ở Hàn Quốc. Chủ nghĩa hình thức thường thúc đẩy việc tiếp thị các sản phẩm làm đẹp, phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.
Một người phụ nữ, người được yêu cầu chỉ được xác định bằng tên viết tắt EE, nói về tình trạng sức khỏe của cô ngày càng xấu đi do chứng rối loạn ăn uống vì cố gắng giảm cân.
"Tôi bị 'tấn công' bởi quá nhiều hình ảnh của các cô gái Hàn Quốc nhỏ bé đến nỗi bắt đầu chỉ trích cơ thể của mình. Tôi nặng 54 kg nhưng nghĩ rằng mình béo. Tôi bắt đầu tập thể dục quá sức và bỏ bữa. Khi không thấy kết quả, tôi đã móc họng sau khi ăn".
Còn Matthew Kenworthy, 28 tuổi, kể rằng sau vài năm ở Hàn Quốc, anh bắt đầu cảm thấy tội lỗi mỗi khi ăn.
"Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy như vậy. Tôi bắt đầu bằng việc bỏ bữa, uống nhiều cà phê và hút nhiều thuốc lá hơn. Rồi một đêm, tôi đi ăn thịt nướng với bạn bè, nhưng khi về đến nhà thì nôn thốc nôn tháo".
Câu chuyện của Kenworthy là một ví dụ về mức độ nguy hiểm của những tiêu chuẩn cơ thể độc hại đối với sức khỏe của một người. Đó là lý do anh không chọn gia hạn hợp đồng làm việc và sẽ rời Hàn Quốc trong tháng tới.
"Tôi cần ở một nơi nào đó tốt cho sức khỏe của mình, và đó không phải là Hàn Quốc", anh nói.
Theo bà Goodwin, tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại không tương thích với Hàn Quốc hiện đại, đất nước có ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng và xã hội đa văn hóa.
"Các cuộc trò chuyện cởi mở về tác hại mà những tiêu chuẩn này có thể gây ra sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi quan điểm dần dần", bà Goodwin nói.
Theo Zing