Đường ống dẫn nước sạch Sông Đà cấp nước cho chuỗi đô thị phía Tây và Hà Nôi thực sự là niềm tự hào của Vinaconex?
Đây là lần thứ 13 đường ống dẫn nước sạch gặp sự cố kể từ tháng 12/2012 đến nay. Trước đó khoảng 22h ngày 24/7, đường ống dẫn nước sông Đà gặp sự cố lần thứ 12 tại địa phận huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Việc đường ống nước sạch sông Đà liên tục vỡ nhiều lần trong 3 năm qua (kể từ cuối năm 2012 - 2015) đã gây thất thoát gần 1,3 triệu m3 nước, phải mất hơn 9,3 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa.
Về nguyên nhân đường ống sông Đà liên tiếp bị nứt vỡ, ngày 19/6/2014, Bộ Xây dựng đã có văn bản cho biết nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là do chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng. Trao đổi về vấn đề này, một chuyên gia xây dựng cho rằng, điểm qua các lần vỡ ống có thể thấy hầu hết tập trung ở khu vực qua đại lộ Thăng Long có xử lý nền đất yếu. Theo vị chuyên gia này, kết luận của Bộ Xây dựng về nguyên nhân vỡ đường ống sông Đà liệu đã đầy đủ?
Cách đây ít hôm, ngày 14/7, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can 7 cán bộ thuộc Cty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex, Ban quản lý dự án (QLDA) cấp nước sông Đà, cùng một số đơn vị liên quan về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Bảy bị can này có trách nhiệm trực tiếp trong việc đường ống dẫn nước sạch sông Đà liên tiếp bị vỡ trong thời gian qua.
Nhiều giảng viên "mắc lừa" vì thấy việc đăng bài trên tạp chí của "nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn có vẻ dễ dàng
Cụ thể, theo ông Nam “Tạp chí này ở Séc xuất bản một vài số, những số sau không có bài của các giảng viên. Ông Tuấn lấy bìa của tạp chí phô tô rồi ghép với những bài của các giảng viên và bảo tạp chí đã đăng tải. Rồi ông Tuấn nói các giảng viên cứ đăng ký với nhà trường và các nơi”, ông Nam cho hay. Vì vậy mà giảng viên “cũng nhầm tưởng là thật”.
Trước câu hỏi tại sao các giảng viên không kiểm tra xác minh, ông Nam cho rằng thực tế việc này khó bởi đó là một tạp chí ở nước ngoài. Tạp chí này có được đăng ký, có lưu chiểu số đầu tiên, nhưng các số sau đó thì không thấy phát hành và bài của các giảng viên không hề được đăng tải.
Về bài báo của bà Đỗ Thị Thu Hằng đã đăng tải trên tạp chí Chống tham nhũng, ông Nam cho biết khi biết chuyện, Học viện đã không công nhận bài báo này.
“Bản thân cô Hằng cũng có năng lực khoa học, viết bài tốt nhưng gửi nhầm vào chỗ xấu”, ông Nam nói.
Ông Nam cho rằng nguyên nhân để các giảng viên "dễ bị đánh lừa” bởi theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, nghiên cứu sinh tiến sỹ phải có 2 bài báo quốc tế, trong khi đó việc đăng tải trên tạp chí của ông Tuấn có phần dễ dàng.
“Là cú lừa nhưng vẫn phải phê bình. Cô Hằng cũng chia sẻ do nhầm lẫn chứ cũng không chủ ý. Bởi nó dễ, đơn giản, nhẹ nhàng nên anh em tưởng thật. Phải nói đây là một cú lừa ngoạn mục, rất tinh vi”, ông Nam nói.
Thanh Hùng
Học viện Báo chí xóa tên “nhà báo quốc tế” khỏi danh sách giảng viên thỉnh giảng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa chấm dứt, xóa tên khỏi danh sách giảng viên thỉnh giảng đối với “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn do Viện Báo chí mời đến dạy.
" alt="Kiểm điểm Viện trưởng Báo chí kết nối đăng bài trên tạp chí của “nhà báo quốc tế”" />
...[详细]
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội
Theo GS Đức, các thí sinh còn có cơ hội 3 lần điều chỉnh sau khi biết kết quả thi THPT. Vì vậy, việc chọn ngay từ bây giờ quá nhiều nguyện vọng là thừa thãi, và cũng không làm tăng cơ hội trúng tuyển vào những ngành, trường mà thí sinh yêu thích.
"Các thí sinh cần tìm hiểu kỹ về các trường đại học và những ngành nghề mình yêu thích, xét học lực của bản thân, nghiên cứu điểm trúng tuyển của các năm trước. Đó là những thông số quan trọng để lựa chọn trường và đăng ký nguyện vọng. Nguyên tắc là: Trước chọn ngành, sau chọn trường", GS Đức đưa lời khuyên.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải. Ảnh: Thanh Hùng.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho rằng: “Thí sinh cần hiểu rằng dù có đăng ký 100 nguyện vọng thì bạn cũng chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng mà thôi. Việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, mà vấn đề quan trọng hơn là gây tăng nguyện vọng ảo và khó khăn trong việc xây dựng các phương án xét tuyển của các trường và gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh khi biết số lượng nguyện vọng đăng ký”.
Số nguyện vọng phù hợp, theo ông Chương là: đăng ký 1 ngành khoảng 3 nguyện vọng và một trường khoảng 3 ngành.
“Ngành phù hợp với năng lực của mình đặt ở mức trung bình, còn phải đăng ký ở mức cao hơn để phấn đấu và cả mức thấp hơn để an toàn”.
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương
Qua kinh nghiệm tư vấn tuyển sinh nhiều năm, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cũng khẳng định việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng là không cần thiết.
“Điều thật sự cần thiết là trước khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần hiểu được mình muốn làm nghề gì và muốn được phát triển trong môi trường như thế nào. Khi đã hiểu điều mình mong muốn, thí sinh sẽ lựa chọn nhóm ngành và nhóm trường phù hợp với mong muốn của mình, trong đó đảm bảo có các trường ở nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp hơn, và sắp xếp lại theo mức độ yêu thích của mình. Khi đã có danh mục để lựa chọn, thí sinh đăng ký các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên mã xét tuyển mình mong muốn và phải đảm bảo có cả ngành và trường thuộc nhóm có điểm trúng tuyển dự kiến thấp hơn (căn cứ trên điểm trúng tuyển hàng năm của các trường).
Như vậy, thí sinh có thể trúng tuyển được ngành và trường mình yêu thích cao nhất trong khả năng của mình.
TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích: Thời điểm sau khi biết kết quả thi và có quyền điều chỉnh nguyện vọng mới là lúc các thí sinh cần tỉnh táo xem xét mọi khả năng để có thể tăng hoặc thay đổi nguyện vọng, nhằm tăng cơ hội trúng tuyển.
“Đợt đầu nên chọn ngành mình thích, trường yêu thích để lấy động lực phấn đấu, thí sinh chỉ cần đăng ký từ 3 đến 5 nguyện vọng là vừa đủ”, ông Bình đánh giá.
TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng
Dù thí sinh được chọn nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự từ nguyện vọng 1 (cao nhất) đến các nguyện vọng tiếp theo nhưng cần cân nhắc đến “cơ hội” thật sự của mình.
“Việc được đăng ký nhiều nguyện vọng đồng nghĩa với tăng cơ hội trúng tuyển, nhưng nếu không sắp xếp hợp lý sẽ dễ bị rối, đặc biệt là chọn sai trường, sai nghề. Thay vào đó, nên lựa chọn các ngành nghề phù hợp với bản thân, có năng lực, sở trường và yêu thích với nghề nghiệp đó. Sau đó, lựa chọn những trường có đào tạo các ngành nghề đó để đăng ký nguyện vọng” - ông Bình nói.
Ông Bình cũng cho hay, về mặt lý thuyết, khi nhiều nguyện vọng thì tăng cơ hội trúng tuyển, song thực tế, số lượng thí sinh trúng tuyển ở những nguyện vọng sau giảm đi đáng kể.
Thanh Hùng
Chỉ tổ chức thi tốt nghiệp THPT ở các tỉnh, thành không bị giãn cách
Đó là những thông tin được PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
" alt="Đăng ký 99 nguyện vọng xét tuyển đại học: Có tăng cơ hội trúng tuyển?" />
...[详细]