Năm 2014,ểnViệtNamIndonesiaXembóngđánghĩvềgiáodụtin tuc24h cả đất nước say mê dõi theo từng đường bóng ban bật như Barcelona thời tiki taka (thuật ngữ bóng đá về chuyền chạy)cực thịnh của một lứa U19 với nòng cốt là khóa I Hoàng Anh Gia Lai.
Ngoài trầm trồ về tài năng, mọi người chợt ngỡ ngàng khi thấy cách các em giao tiếp và thể hiện trên sân rất văn minh, rất Tây: Đá đẹp theo tinh thần "chơi bóng" phục vụ khán giả; mất bóng, không quá 5 đường chuyền là phải giành lại bằng được nhưng không phạm lỗi; vào và ra sân đều gập người chào khán giả; đối thủ đá láo, đau đớn, nhưng không phản ứng; giao tiếp, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh đĩnh đạc như một cầu thủ chuyên nghiệp phương Tây.
Hiệu ứng U19 tạo nên một cơn sốt bóng đá chưa từng có, và giúp cho những người làm bóng đá chợt nhận ra một điều rất căn bản:
- Bóng đá ở một đất nước cuồng nhiệt như Việt Nam có thể ý nghĩa cao hơn một loại hình giải trí thông thường, nhưng cuối cùng vẫn là một trò chơi, và khán giả cần được tôn trọng với thứ trò chơi: đẹp, thật, và fairplay.
Vậy là vài chục năm bóng đá Việt Nam bỏ phí vì yếm thế nên xấu xí, và phải đợi một học viện nước ngoài với thầy ngoại để tạo ra một lứa hình mẫu cho cả nền bóng đá.
Đúng, nhưng chưa đủ. Học viện ngoại dễ thành lập, thầy ngoại dễ kiếm, nhưng... bầu Đức thì khó tìm.
Trở lại với giáo dục, khẩu hiệu của tân tư lệnh ngành:"Học thật, thi thật, nhân tài thật"; nghĩa là đã đưa giáo dục về những vấn đề căn bản nhất, sau rất nhiều năm lúng túng, loay hoay cố định nghĩa ra một triết lý giáo dục Việt Nam (cá nhân tôi cho rằng giáo dục có giá trị phổ quát ở mọi nơi trên thế giới, không nên cố đi tìm cái dành riêng cho ta).
Khẩu hiệu mới, cá nhân tôi suy nghĩ, chỉ thành công, khi xã hội chứng minh được: làm theo (có lẽ không cần được tôn vinh)thì (phải được đảm bảo) không bị thiệt thòi.
Và có lẽ cần một thế hệ U19 trong giáo dục như một một trường hợp điển hình.
Không, có lẽ chúng ta cần nhiều "Bầu Đức trong giáo dục" hơn, những người "làm thật"!
Độc giảTạ Hải Tùng (Hà Nội)
3 chữ "chìa khoá" của Thủ tướng Phạm Minh Chính với giáo dục
Trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một số yêu cầu đối với ngành, mà nhiệm vụ hàng đầu là “học thật, thi thật và nhân tài thật”.