您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Va chạm với xe tải, xe bồn bị 'lìa đầu' trên đường cao tốc
Bóng đá67人已围观
简介Hình ảnh trích xuất từ camera hành trình cho thấy một chiếc xe bồn đang lưu thông trên đường cao tốc...
Hình ảnh trích xuất từ camera hành trình cho thấy một chiếc xe bồn đang lưu thông trên đường cao tốc thì bất ngờ xảy ra va chạm với chiếc xe chiếc tải chạy cùng chiều. Cú va chạm mạnh khiến phần đầu xe bồn "lìa" khỏi thân xe rồi lăn sang bên đường.
Xem video:
Nguyên nhân vụ va chạm được cho là do tài xế xe bồn không giữ khoảng cách và làm chủ được tốc độ khi đi sau xe tải. May mắn là không có ai bị thương tích nghiêm trọng trong vụ tai nạn.
Bảo Như (theo Youtube/Stopcham)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe?ạmvớixetảixebồnbịlìađầutrênđườngcaotốbóng đá so Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trẻ em lái xe, trèo ngoài cửa và nóc khi ô tô đang chạy
Một chiếc ô tô do bé gái 8 – 12 tuổi điều khiển, phía sau có một bé trai ngồi vắt vẻo trên cửa xe và có một cậu bé khác ngồi chễm chệ trên nóc khi xe đang chạy.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
Bóng đáLinh Lê - 15/01/2025 09:32 Mexico ...
【Bóng đá】
阅读更多Thi 27,5 điểm, giải 3 HSG quốc gia, nữ sinh cầu cứu vì trượt đại học
Bóng đá- Thi được THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, Đặng Thị Huyền, cô gái dân tộc Hoa tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học. Đặng Thị Huyền người dân tộc Hoa, ở thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và là học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh (tỉnh Hà Giang).
Đặng Thị Huyền nhận bằng khen tại Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi 2016. Ảnh: Lê Văn. Gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2016 vừa diễn ra chiều 5/11, Huyền cho biết, năm học 205-2016, em thi và đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Huyền đạt 7,5 điểm Ngữ văn, 7 điểm môn Lịch sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm cả điểm cộng, Huyền đạt 27,5 điểm.
Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học.
Đến khi biết điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nên Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.
"Sau khi biết điểm chuẩn, nghĩ rằng mình đã đỗ cả 2 trường nên em ở nhà chờ giấy báo nhập học của trường để chuẩn bị xuống Hà Nội nhập học. Nhưng chờ mãi không thấy giấy báo nhập học gửi về" - Huyền buồn rầu nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Sài, bố Huyền cũng buồn rầu nói rằng, ông cũng không biết việc thi cử của Huyền, chỉ biết, Huyền nói đã đậu đại học nhưng mãi không thấy giấy báo về. "Tôi ra bưu điện hỏi nhưng họ cũng nói là không có" - ông Sài nói.
Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học mà nghĩ rằng phải có giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học luôn.
Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.
"Nhà em lại ở xa. Muốn tới được chỗ có thể truy cập mạng để đọc thông tin cũng phải đi tới 15km đường núi nên em không biết được thông tin này" - Huyền ngân ngấn nước mắt khi kể về điều này.
Huyền kể, mãi tới vài hôm trước đây khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tham dự Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi năm 2016, em mới được một nhà báo nói cho mình biết về quy định phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học.
"Em biết đây là lỗi của em do không nắm được thông tin nhưng em rất mong có thể được tạo điều kiện để em có thể theo đuổi việc học đại học" - Huyền nói. Em cũng cho biết, nếu không thể đi học trong năm nay, em cũng không biết có thể thi tiếp vào năm tới hay không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà kiến thức cũng rơi rụng nhiều.
Ông Đặng Văn Sài cũng cho biết, gia đình ông chỉ làm nông nghiệp để duy trì cuộc sống. Cả gia đình có 5 người, Huyền là con thứ 2 trong gia đình. Người con cả của ông năm nay 20 tuổi, bị suy dinh dưỡng nên năm nay mới học lớp 10. Người con út, em gái của Huyền năm nay cũng đang học lớp 12.
Trường hợp hy hữu ở Hà Giang
Trao đổi với VietNamNet,ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, sau khi nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền, ông đã trao đổi thông tin huyện và nhà trường nơi em học và khẳng định, các học sinh trong tỉnh đã được tư vấn rất kỹ càng trước khi kỳ thi diễn ra.
Theo ông Sử, trước khi kỳ thi diễn ra, Sở GD-ĐT đã tổ chức hẳn một hội nghị trực tuyến cho toàn bộ học sinh và phụ huynh học sinh lớp 12 có nhu cầu để cung cấp thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc về kỳ thi.
"Em Huyền và gia đình cũng tham dự hội nghị trực tuyến do chính tôi trực tiếp tham gia" - ông Sử khẳng định. Do đó, ông Sử cho rằng, trường hợp em Huyền không nắm được thông tin quy chế thi là trường hợp hy hữu ở của cả tỉnh Hà Giang nhiều năm qua.
Cũng theo ông Sử, do Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh là trường dành cho địa bàn cả 4 huyện của tỉnh Hà Giang. Trong khi đó, sau khi thi xong thì các em học sinh lớp 12 của trường về nhà ở cách trường khá xa, việc liên lạc trong công tác sau kỳ thi THPT lại chủ yếu liên lạc cá nhân nên trường và các cơ quan Sở cũng khó nắm được.
"Theo như báo cáo của nhà trường thì thời gian đó đã liên lạc với em Huyền bằng điện thoại nhưng không được" - ông Sử nói.
Cho rằng trường hợp của em Huyền là một sự rủi ro vì chủ quan, ông Sử cũng vẫn mong muốn các trường ĐH nơi em có nguyện vọng vào học sẽ tạo điều kiện để em theo đuổi việc học đại học của mình.
"Em Huyền là một học sinh có tư duy tốt, thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải 3. Tôi không hiểu sao em lại chủ quan để xảy ra sự việc hy hữu như vậy" - ông Sử nói.
Sẽ trao đổi với trường để giải quyết
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền.
Sau khi kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là em Đặng Thị Huyền đủ điểm đậu cả 2 trường ĐH Luật HN và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội song chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào.
"Sai sót này chủ yếu do em Huyền không nắm được quy định của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh của em. Do vậy, Bộ GD-ĐT đang tiến hành trao đổi với các trường mà em có đăng ký xét tuyển để giải quyết trường hợp của em" - ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cho biết, Cục Khảo thí cũng đã chủ động liên lạc với Huyền để nắm bắt nguyện vọng của em sau đó sẽ tiến hành làm việc với các trường để giải quyết nguyện vọng của em.
1. Đọc mọi thứ bạn có trong tay
Văn học cổ điển, sách, báo, các website, thư điện tử, mạng xã hội hay thậm chí là những chữ trên hộp ngũ cốc: Nếu nó là tiếng Anh, hãy đọc hết. Tại sao? Những nội dung này sẽ làm dày thêm vốn từ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh, khi bạn học lại những từ cũ, bạn cũng sẽ biết thêm những cách dùng trong ngữ cảnh mới.
Tuy nhiên, đừng chỉ đọc và quên đi. Hãy nhớ chúng…
2. Chủ động ghi chú lại một từ mới
Lời khuyên này có vẻ khá cũ, nhưng có hiệu quả! Khi học, chúng ta thường không nghĩ rằng chúng ta sẽ quên nó. Nhưng hãy tin tôi đi, không phải mọi thứ đều được giữ lại trong lần đầu tiên. Hãy tạo thói quen mang một cuốn sổ tay. Bất cứ khi nào bạn nghe hoặc đọc một từ mới hoặc diễn đạt nó, hãy ghi nó lại trong ngữ cảnh ấy. Ví dụ như trong ngữ cảnh này thì nó có nghĩa như thế này và ngữ cảnh khác thì có nghĩa khác. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, bạn sẽ không phải tự hỏi bản thân mình rằng: “Từ này/ cách thể hiện này có nghĩa là gì?”
3. Nói chuyện với những người thực
Ngôn ngữ là gì nếu nó không phải để truyền đạt thông tin? Chắc chắn, loài người chúng ta đã trở thành “chuyên gia” bằng việc truyền đạt thông tin mà không cần phải mở miệng – cảm ơn Facebook! Nhưng rõ ràng nói một ngôn ngữ sẽ có lợi hơn nhiều so với chỉ đọc và viết. Hãy nghĩ về việc bạn đã từng nghe mọi người nói rằng họ “hiểu, nhưng không thể diễn đạt nó bằng tiếng Anh”. Nhiều người gặp trở ngại lớn trong việc nói. Đừng để mình trở thành họ. Hãy tìm kiếm những người nói tiếng Anh bản xứ để trao đổi, tham gia một khóa học hoặc là tìm một lớp học trực tuyến.
4. Theo dõi các kênh tiếng Anh trên Youtube
Bạn có thể theo dõi những chủ đề mà mình cảm thấy thú vị như: video hài hước, chính trị hay nấu ăn… Đó có thể là một kênh phát thanh trên đài hoặc một kênh trên Youtube. Hãy theo dõi chúng và nghe trong khi lái xe, trên đường tới trường hoặc trên đường đi làm. Lúc đầu, có thể bạn sẽ thấy khó nghe vì giọng điệu của người bản xứ, nhưng hãy “chịu đựng” nó và bạn sẽ sớm hiểu được những điều mà bạn đang nghe.
5. Ra nước ngoài
Nếu có một cách tốt hơn để học tiếng Anh thì đó chính là sống và học tập ở một đất nước nói tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Vậy nên nếu có thể, bạn hãy tìm kiếm một nơi phù hợp để học tùy thuộc vào thời tiết, thành phố yêu thích hay chi phí… Hãy nghĩ về Australia, New Zealand, Anh, Mỹ, Canada, Nam Phi, Singapore, hay thậm chí là Philippines…
6. Tận dụng bạn bè
Nếu bạn có những người bạn thường viết trên Facebook bằng tiếng Anh, đừng bỏ qua họ. Hãy ghi nhớ những thứ họ chia sẻ để học một hoặc hai từ mỗi ngày. Chúng có thể là những bài báo, những video, cuộc nói chuyện, bài hát…hoặc bất cứ thứ gì. Nếu nó là tiếng Anh và là chủ đề thú vị đối với bạn. Nó sẽ giúp ích rất nhiều.
7. Hỏi nhiều câu hỏi
Tò mò quá thì không tốt nhưng tò mò khiến người học tiếng Anh nói năng lưu loát hơn. Khi bạn học tiếng Anh, bạn sẽ sớm có cho mình hàng tá câu hỏi. Đừng giữ mãi sự nghi ngờ - hãy tò mò và tìm hiểu chúng! Nếu bạn đang học ở trong một lớp nào đó, hãy hỏi giáo viên. Nếu bạn đang học một mình, đừng lo lắng: hãy tìm câu trả lời trên mạng, hỏi những người cũng đang học như mình hoặc đọc trên các diễn đàn. Bạn sẽ sớm tiến bộ.
8. Học từ người nổi tiếng
Hãy học tiếng Anh bằng cách theo dõi những người nổi tiếng mà bạn yêu thích. Hãy tìm những cuộc phỏng vấn của họ và xem chúng. Lần đầu, bạn có thể xem để hiểu ý chính, sau đó xem lại và ghi chép những cách thể hiện, những từ thú vị mà bạn nghe được. Những từ lóng, những câu chuyện, những thứ hài hước và những chuyện vặt vãnh trong các cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những cách dùng tiếng Anh độc đáo.
9. Bắt đầu với điều bạn thực sự cần
Việc học tiếng Anh sẽ bền vững hơn nếu bạn luôn luôn có một động lực để nhắc nhở mình. Nếu bạn đang là sinh viên, hãy tập trung vào những từ mới liên quan tới việc học của bạn. Nếu bạn sắp có một cuộc hội thảo ở nước ngoài, hãy chuẩn bị những đoạn hội thoại để nói chuyện với người khác. Nếu bạn muốn đi du lịch, hãy tìm những từ về du lịch. Nếu bạn đơn giản chỉ là học tiếng Anh cho biết, nhiều khả năng bạn sẽ không có đủ động lực để giữ cho việc học được bền lâu.
10. Đừng nói những thứ tiêu cực khi bạn đang chán nản
Khi bạn cảm thấy có vẻ như mình không tiến bộ và thấy chán nản. Đừng lo lắng, vì nó xảy ra với hầu hết những người học tiếng Anh. Đừng nói: “Tôi không nói được tiếng Anh” hoặc “Tôi sẽ không bao giờ học được nó”. Trên thực tế, những điều đó chỉ khiến bạn nghĩ rằng học tiếng Anh dường như là một việc không thể.
Thay vào đó, hãy nói: “Tôi đang học tiếng Anh và cải thiện nó từng ngày” hoặc “Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng nó có giá trị với tôi” hoặc “Tôi đã tốt hơn rất nhiều so với 6 tháng trước”. Những câu tương tự như thế sẽ nhắc nhở bạn về những thứ tốt đẹp bạn sẽ nhận được khi chinh phục được tiếng Anh.
- Nguyễn Thảo
Xem thêm:
Nghe tiểu thương nói tiếng Anh như gió" alt="Học Tiếng Anh: 10 lời khuyên để học tiếng Anh nhanh hơn">Học Tiếng Anh: 10 lời khuyên để học tiếng Anh nhanh hơn