当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Campuchia vs Lào, 16h30 ngày 15/12 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
Cơn mưa lớn rạng sáng ngày 13/7, đã khiến cho nhiều đoạn đường ở Hà Nội ngập nặng. Đặc biệt, tại nút giao Thiên Đường Bảo Sơn với Đại lộ Thăng Long xảy ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng. Mưa lớn cũng làm cho nhiều khu dân cư, nhà liền kề tại các khu đô thị như Thiên Đường Bảo Sơn, Geleximco, An Khánh, Vinaconex 3… ngập sâu trong nước từ 40 đến 50cm. Riêng các khu biệt thự nằm ven đại lộ Thăng Long đoạn qua khu đô thị An Khánh, Thiên Đường Bảo Sơn…, nước ngập bánh xe máy và tràn cả vào hầm để ô tô.
![]() |
Những dãy biệt thự triệu đô trên đường Lê Trọng Tấn thuộc khu đô thị Geleximco ngập chìm trong nước sau cơn mưa ngày 13/7 (ảnh Hà Trang). |
Ghi nhận tại khu đô thị Geleximco-Lê Trọng Tấn của chủ đầu tư Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), biển nước vây kín những ngôi nhà có đoạn ngập sâu đến gần 60m. “Năm trước cũng đã xảy ra tình trạng khu đô thị chìm trong biển nước, nước ngập kín cả tầng hầm. Nhiều gia đình phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm sau khi mưa to. Đây là trận lụt đầu tiên của năm 2017, nhà tôi nước lại ngập kín tầng hầm. Ở đây có hộ dùng bao cát và căng bạt che chắn làm đập ngăn nước không tràn vào nhà. Bây giờ mỗi lần thấy mưa chúng tôi lại lo ngập” – một chủ nhà trong khu đô thị cho biết.
![]() |
Trước đó, khu đô thị Geleximco cũng bị chìm trong biển nước. Sau nhiều giờ nước vẫn ngập kín trong các tầng hầm. |
Cơn mưa sáng sớm hôm qua cũng khiến cho nhiều khu vực trong khu đô thị Văn Phú ngập sâu. Từng được quảng cáo với phong cách chuẩn châu Âu mỗi khi mưa lớn người dân sống tại khu đô thị cũng chỉ biết thở dài với tình trạng ngập lụt. Một cư dân sống tại chung cư Victoria Văn Phú cho biết, mỗi lần mưa to người dân phải vật lộn dò đường đi lại. Không chỉ trong khu đô thị. Đường vào quanh khu đô thị ở đây cũng trong tình trạng ngập sâu. Nhiều cư dân ở đây vẫn nói với nhau Văn Phú cứ mưa to là dân rẽ sóng ra khơi. Ở một khu đô thị mới mà cứ mưa to lại lo ngập thì tôi thật không hiểu tiêu chuẩn cho một khu đô thị mới là như nào?”
![]() |
Năm trước cũng đã xảy ra tình trạng khu đô thị chìm trong biển nước, nước ngập kín cả tầng hầm. Nhiều gia đình phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm sau khi mưa to. |
![]() |
Sống trong khu đô thị mới, ở biệt thự triệu đô nhưng cứ mưa lo lại lo ngập. |
Trước tình trạng ngập lụt xảy ra ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị Hà Nội đang có vấn đề khi hàng loạt cao ốc đua nhau mọc lên trong khi hệ thống thoát nước không theo kịp.
Từng được quảng cáo với phong cách chuẩn châu Âu, khu đô thị Văn Phú cũng chìm trong nước sau cơn mưa hôm qua. |
Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng Việc ngập xảy ra tại nhiều khu đô thị mới là một điều đáng buồn. Theo ông Liêm nguyên nhân là do các nhà đầu tư, quản lý đô thị mới không tuân thủ về nguyên tắc chuẩn cốt nền chung. Các dự án, khu đô thị cứ đua nhau mọc lên trong khi đó mỗi nơi lại áp dụng một kiểu cốt nền nơi cao nơi thấp dẫn đến việc khó khăn trong tiêu thoát nước.
Đường vào quanh khu đô thị ở đây cũng trong tình trạng ngập sâu. |
“Ở một khu đô thị mới mà cứ mưa to lại lo ngập thì tôi thật không hiểu tiêu chuẩn cho một khu đô thị mới là như nào?” - cư dân sống tại chung cư Victoria Văn Phú cho biết. |
Trao đổi về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, đây không phải là lần đầu xảy ra mà sẽ còn ngập lụt nhiều. Theo KTS Tùng nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung của thành phố. Chẳng hạn, nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng ở đây các chủ đầu tư khi làm đô thị chỉ chăm chăm lo xây nhà, chia lô để bán. Thậm chí, ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của các chủ khu đô thị này nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu.
Theo vị chuyên gia quy hoạch này, hiện nay trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí khu vực hồ cũng lấp đi, chuyển đổi công năng sử dụng thành nhà để bán. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.
Hồng Khanh
![]() Hàng trăm nhà dân biến dạng vì “siêu dự án” chống ngậpKể từ khi công trình cống chống ngập tại khu vực bến Phú Định (quận 8, TP.HCM) bắt đầu thi công, hàng trăm nhà dân lân cận xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt nẻ. " alt="Khu đô thị mới ngập trong biển nước"/>Khu đô thị mới ngập trong biển nước ![]() Vỡ mộng theo mưa ở biệt thự triệu đô Như VietNamNetđã phản ánh tình cảnh “Bi hài Hà Nội: Ở biệt thự triệu đô, mưa to lại lo ngập” biển nước vây kín nhiều dự án dọc hai bên đường Lê Trọng Tấn, đại lộ Thăng Long sau cơn mưa lớn kéo dài gần 60 phút sáng ngày 13/7. Nay, người dân ở đây lại phải vật lộn với biển nước từ những trận mưa do ảnh hưởng cơn bão số 2.
Nút giao Thiên Đường Bảo Sơn với Đại lộ Thăng Long tiếp tục xảy ra tình trạng úng ngập nghiêm trọng. Khu đô thị Geleximco-Lê Trọng Tấn của chủ đầu tư Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) lại chìm trong biển nước có đoạn ngập sâu 50-60m.
“Sau những trận ngập lụt từ năm trước nhiều nhà phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm sau khi mưa to. Bây giờ không chỉ chuẩn bị sẵn máy bơm không ít gia đình còn phải dự trữ sẵn bao cát trong nhà để mưa thì mang ra “be bờ chống ngập”. Đợt mưa vừa rồi nhà tôi còn không dám để xe ở dưới tầng hầm. Ở khu đô thị mới trong biệt thự triệu đô mà mỗi lần mưa lại sợ ngập thì đúng là cám cảnh” – một cư dân khu đô thị Geleximco cho biết. Nằm dọc khu vực đại lộ Thăng Long, đường Lê Trọng Tấn hàng loạt các dự án, khu đô thị khác cũng lâm vào cảnh “méo mặt” khi có mưa lớn như như: Khu Thiên Đường Bảo Sơn; khu Nam An Khánh với 288ha do Cty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà-SUDICO làm quy hoạch và xây dựng từ năm 2004; Khu Bắc An Khánh với trên 250ha do Liên doanh giữa Vinaconex và Posco E&C làm chủ đầu tư…
Đang có nhu cầu tìm mua nhà khu vực phía Tây Hà Nội, chị Thu Mai cho hay: “Mấy ngày qua tôi lên các diễn đàn cư dân ở các dự án trong khu vực này thấy cư dân cập nhật liên tục tình trạng ngập lụt ở đây phải hỏi nhau từng chuyện đi về tôi cũng thấy lo. Có dự án quảng cáo về dự án thoát nước hiện đại tiên tiến nhưng chỉ thoát được trong dự án mà tứ bề vẫn mênh mông nước tôi cũng thấy không yên tâm”. “Bây giờ tìm mua nhà còn phải xem tình hình ngập úng khu vực đó như thế nào chứ ở mà cứ mưa to lại lo ngập thì cũng khổ” – chị Mai băn khoăn. Sẽ còn ngập úng Trao đổi với PV VietNamNetvề tình trạng ngập úng tại các khu đô thị mới tại Hà Nội thời gian vừa qua, KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, các đô thị mới sẽ còn xảy ra tình trạng ngập úng.
Về các khu đô thị phía Tây Hà Nội, dọc đại lộ Thăng Long, theo vị Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Các khu đô thị tại đây là xây dựng trên nền đất trũng vốn là ao hồ và ruộng lúa chứ không phải đất đô thị. Cho nên đây là một bài học phải rất trả giá khi chúng ta nóng vội trong các quy hoạch thiếu kiểm soát trong thực hiện các quy hoạch. Chưa kể việc hiện nay đường ống thoát nước của Hà Nội không theo kịp sự phát triển của đô thị. Qua mỗi trận mưa lớn các khu đô thị mới được quảng cáo là hiện đại, kiểu mẫu, phong cách châu Âu cư dân cũng bì bõm vật lộn với biển nước như khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Geleximco, khu vực Dương Nộị… hay khu vực Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower… “Nó phải ngập vì chính cách làm quy hoạch của chúng ta. Trong quy hoạch của chúng ta đều có cốt nền nhưng trong thực tế thực hiện không bao giờ làm đúng cốt nền. Thứ hai là các khu đô thị đều không quan tâm đến hạ tầng đến thoát nước giữa khu đô thị với thoát nước chung của TP. Hầu như khu đô thị không có bơm tăng áp để đưa nước từ vùng thấp hòa cùng với cấp nước của thành phố. Thứ ba là hiện nay các khu đô thị của chúng ta là những mảnh vỡ không kết nối với nhau. Hầu hết các khu đô thị không kết nối với nhau trong hạ tầng đô thị. Các khu đô thị không có liên kết không có hồ điều hòa. Ở các nước người ta làm các khu đô thị phải có sự liên kết có hồ điều hòa. Ở đây chúng ta mất đi hồ điều hòa” – ông Tùng phân tích. “Nó ngập rồi và còn ngập nữa. Nếu chúng ta cứ để nó ngập như thế thì nó sẽ làm biến đổi địa tầng tức bản đồ địa tầng sẽ bị thay đổi bởi úng ngập lâu quá như vậy nó sẽ dân đến khả năng sụt lún các công trình về lâu dài là sẽ có. Nó làm phá hỏng những hạ tầng cơ sở của chúng ta. Nó làm cho an sinh xã hội ở đó bị đảo lộn. Đây là vấn đề mà Hà Nội phải nhìn nhận giải quyết một cách khoa học ” – ông Tùng nhấn mạnh. Hồng Khanh
Tuy nhiên, tôi cũng rất biết thân phận của mình. Vì thế, khi anh ấy ngỏ lời yêu và muốn tính đến chuyện lâu dài, tôi đã nói rõ ràng mọi chuyện với anh. Rằng tôi từng có một đứa con riêng thủa còn là sinh viên và hiện con ở ngoại quê với bà ngoại. Nếu anh chấp nhận được thì chúng tôi sẽ đến với nhau, nếu không thì dừng lại. Tôi cũng yêu cầu anh nói rõ ràng với mọi người trong gia đình anh. Nếu họ chấp nhận thì sẽ tiến tới, không thì thôi. Anh ấy nói rằng, việc tôi có con riêng không ảnh hưởng gì đến tình cảm của anh dành cho tôi. Và cũng cam đoan rằng, anh ấy sẽ có trách nhiệm nói rõ với gia đình mình. Gia đình anh có 8 người. Ai nấy đều đã có vợ chồng và ra ở riêng. Cả nhà anh sống rất tình cảm, yêu thương nhau. Anh là con út, các anh chị em ai cũng yêu thương lo lắng và cố gắng vun vén cho anh. Từ khi chúng tôi quen nhau, gia đình anh ra sức vun vào, tạo điều kiện cho chúng tôi tiến tới. Quen nhau được 2 tháng thì anh đề cập chuyện kết hôn. Tôi có hỏi rõ anh đã nói với các anh chị và má về chuyện của tôi chưa. Anh cười cười bảo tôi cứ yên tâm. Trước ngày cưới, gia đình anh muốn về quê tôi để ra mắt. Song vì đợt đó ngoài quê tôi đang bùng dịch, nên hai gia đình chỉ đành gặp nhau qua mạng, chuyện trò và đồng ý cho chúng tôi cử hành hôn lễ, đăng ký kết hôn, rồi sẽ về quê ra mắt nhà ngoại sau.
Đám cưới của chúng tôi diễn ra ít lâu sau đó. Có tôi về làm dâu, mọi việc trong nhà anh có vẻ thuận lợi hơn. Các anh chị không còn phải căng thẳng chuyện chạy vào chạy ra chăm sóc má bệnh. Cũng không còn quá lo lắng chuyện em trai mình lẻ bóng, không người bầu bạn. Cưới về được một tháng thì tôi có thai. Cả nhà nội đều vô cùng vui vẻ, phấn khởi. Sau đó, tôi đưa anh về ra mắt nhà ngoại. Bên nội cũng cử đại diện vài người về quê chào hỏi gia đình tôi. Hôm làm tiệc ở nhà gái, tôi vô tư dẫn con ra chào hỏi người nhà anh. Lúc đó, nhìn vẻ mặt bất ngờ của mọi người, tôi mới vỡ lẽ là bấy lâu nay anh vẫn giấu gia đình mình chuyện tôi đã có con riêng. Lúc tôi hỏi, anh thừa nhận là anh vẫn chưa nói gì với nhà nội, vì không đủ can đảm, sợ mọi người xì xào nói ra nói vào, nên dự định giấu được đến khi nào thì giấu. Tôi vô cùng đau khổ khi nghĩ rằng hóa ra anh vẫn chưa thể chấp nhận được chuyện tôi đã có con riêng và vẫn sợ xấu mặt với mọi người. Chưa kể, gia đình anh sau khi biết chuyện thì làm ầm lên, bắt gia đình tôi xin lỗi, vì đã giấu diếm chuyện tôi có con riêng để lừa đảo họ. Họ còn cho rằng, việc tôi không muốn cho về nhà ngoại trước khi cưới là vì lí do này. Dù chồng tôi đã lên tiếng giải thích mọi chuyện, song vẫn không thể xóa tan được sự khó chịu trong lòng mọi người. Tôi cũng vì chuyện này mà vô cùng mệt mỏi, ấm ức. Sớm biết trước thế này thà tôi ở luôn vậy cho xong! Theo Phụ nữ TP.HCM " alt="Nhà chồng gọi tôi là kẻ lừa đảo"/>![]() Nhiều đơn vị đã bị tấn công mà không biết Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp và dịch vụ ATTT lớn nhất tại Việt Nam, VCS đã tổ chức nhiều buổi chia sẻ về nguy cơ mất ATTT và các giải pháp cho các nhóm ngành khác nhau, trong đó bán lẻ, thương mại điện tử luôn là ngành được quan tâm nhiều vì lượng dữ liệu người dùng lớn và xu hướng mở rộng cung cấp các dịch vụ trực tuyến kéo theo nhiều rủi ro an ninh mạng. Trong bài chia sẻ, ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích chia sẻ nguy cơ an ninh mạng VCS, đã nêu chi tiết về các mối đe dọa, đi sâu vào các lĩnh vực gồm bán lẻ, thương mại điện tử và logistics - những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. ![]() Thời gian qua, Việt Nam chứng kiến hàng loạt vụ tấn công mạng, nổi bật nhất là mã hoá dữ liệu tống tiền ransomware. Theo ông Quảng, hậu quả có thể đã tăng gấp nhiều lần khi ghi nhận có ít nhất 40 tổ chức “bước đầu bị tấn công", tức tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống của các đơn vị nhưng chưa kích hoạt mã độc mã hóa dữ liệu. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp thực hiện kiểm tra xâm nhập hệ thống, xử lý mã độc trước khi bị tấn công. Báo cáo của Viettel Threat Intelligence trong 6 tháng đầu năm, ngành bán lẻ đã chịu ít nhất 8 chiến dịch tấn công APT, gây ra 24 sự cố lộ lọt dữ liệu với 4,5 triệu bản ghi bị rò rỉ. Bán lẻ, hay các ngành cung cấp các dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử cũng đối mặt với các cuộc tấn công giả mạo, từ chối dịch vụ (DDoS). Trong đó có những cuộc tấn công với lưu lượng hơn 5Gbps, vượt qua năng lực phòng chống DDoS thông thường, gây tê liệt hệ thống. Trên thị trường chợ đen vào tháng 6 vừa qua, một lượng lớn dữ liệu người dùng của nhiều đơn vị bán lẻ Việt Nam bị rao bán, với đầy đủ thông tin về tên, mật khẩu, số điện thoại. Theo chuyên gia của VCS, nguy cơ trên đang ảnh hưởng đến tất cả thành phần tham gia vào những lĩnh vực này, từ nền tảng, đến người bán, người mua, nhà cung cấp, đối tác vận chuyển. Do đặc thù của các nhóm ngành này tiếp cận với người dùng cuối, lượng người dùng gia tăng kéo theo bề mặt tấn công ngày càng lớn và nguy cơ ngày càng cao. Nhiều hình thức tấn công tinh vi đã được ghi nhận, nhắm đến cả tài sản của người dùng, đặc biệt khi các hình thức thanh toán trực tuyến được được tích hợp sâu. “Không chỉ thiệt hại về kinh tế, uy tín, mà các đơn vị có thể đối mặt và nguy cơ khủng hoảng truyền thông và rủi ro pháp lý“, ông Quảng nhấn mạnh. Thách thức ngày càng tăng Sự tham gia và thảo luận tích cực của gần 100 doanh nghiệp bán lẻ, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp logistic tại hội thảo là một tín hiệu tích cực cho thấy mức độ quan tâm đến an toàn thông tin của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên theo các chuyên gia, vẫn có sự bất đối xứng về năng lực an toàn thông tin của các bên. “Đối đầu với nhà bán lẻ không chỉ là 1-2 hacker, mà là những nhóm tin tặc chuyên nghiệp, được đầu tư bài bản và có quy mô còn lớn hơn cả các nạn nhân”, ông Quảng nói, dẫn ví dụ về các nhóm phổ biến như Lock Bit, Lazarus với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Với xu hướng cung cấp ransomware dưới dạng dịch vụ RaaS, các nhóm hacker duy trì hạ tầng quản trị, công cụ tấn công, sau đó đóng gói thành dịch vụ cung cấp ra bên ngoài để bất cứ ai cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công, sau đó "ăn chia". Trên các chợ đen, dịch vụ tấn công ransomware, DDoS được rao giá vài chục USD mỗi tháng. Đây là lý do số vụ tấn công tăng hàng trăm lần, xuất hiện nhiều ở những thị trường mới như Việt Nam. Ngành bán lẻ hay thương mại điện tử, với đặc thù không phải đơn vị chuyên sâu về ATTT, trong khi lại cần duy trì hệ thống ổn định, nắm trong tay nhiều dữ liệu người dùng và lượng giao dịch trực tuyến khổng lồ mỗi ngày đã trở thành con mồi yêu thích. Theo ông Quảng, thách thức mà các doanh nghiệp Việt nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử, logistics đang phải đối mặt đến từ cả con người, quy trình và công nghệ. Đó là tình trạng thiếu hụt nhân sự ATTT nhận thức từ người dùng cuối còn chưa cao. Việc thiếu các biện pháp giám sát liên tục, chậm cập nhật nguy cơ ATTT khiến họ không kịp thời đưa ra các giải pháp phòng chống, dễ dàng trở thành nạn nhân khi nằm trong tầm ngắm của hacker. Trước những thách thức này, chuyên gia của VCS khuyến nghị việc đồng hành cùng với các đơn vị có năng lực chuyên sâu về ATTT sẽ giúp các doanh nghiệp có thể cân bằng lại vị thế trên. Hiểu rõ được các mối đe dọa cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra phương án đối phó phù hợp, thay vì đầu tư nhiều mà không đúng trọng tâm, giảm hiệu quả. ![]() “Sự đổi mới mạnh mẽ của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp cần dành sự quan tâm nhiều hơn tới an ninh mạng. Ngăn chặn các mối đe dọa là cách để có nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp phát triển một cách an toàn”, ông Nguyễn Đức Tuân, nhấn mạnh. Hồng Nhung " alt="Tấn công ransomware nhắm tới ngành bán lẻ Việt Nam "/>国际新闻
全网热点 |