Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích -
- Buổi sáng cuối cùng của tháng 9 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự khai giảng. Đây là một trong những cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện mô hình tự chủ đại học. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai giảng ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị trước hết Học viện Nông nghiệp Việt Nam tích cực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
"Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không những phải có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có những kỹ năng để không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện... Sinh viên tốt nghiệp đại học phải có năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, với gia đình, cộng đồng và đất nước. Do vậy, ngoài đào tạo chuyên môn, nhà trường cần coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên...".
Thứ hai, nhà trường cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bùng nổ thông tin hiện nay.
“Nhà trường phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo, chú trọng xác định đúng chuẩn đầu ra và chuyển đổi phương pháp từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học, coi sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo; ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại; gắn đào tạo của nhà trường với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của xã hội, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và khuyến khích hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên”.
Đồng thời, nhà trường cần tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo. Các thầy cô cần chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học và phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống, phương pháp làm việc và học tập để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy cô giáo chuẩn mực, cần có những chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để các thầy cô cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp trồng người.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới mô hình quản trị đại học, thực hiện tự chủ đại học.
“Sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), trong đó có nội dung quan trọng là tự chủ đại học, nhằm tạo điều kiện cho các trường đại học được tự chủ hơn về học thuật, chủ động sáng tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong khuôn khổ của pháp luật, ít bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tự chủ đại học không có nghĩa là các trường đại học phải "tự túc" hoàn toàn về tài chính. Nhà nước vẫn phải đầu tư để bảo đảm tốt các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện phục vụ để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với những ngành nghề, lĩnh vực khó xã hội hóa và đất nước đang rất cần như Nông - Lâm - Ngư nghiệp”.
Tổng Bí thư mong rằng Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học - công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học - công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội.
"Các công trình nghiên cứu của Học viện phải hướng tới "tam nông" (nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh). Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh".
Tổng Bí thư đề nghị nhà trường với địa phương sở tại gắn kết chặt chẽ với nhau. “Trường đại học đóng trên địa bàn nào thì cần phải có những hoạt động đào tạo và khoa học - công nghệ phục vụ ngay tại địa phương đó. Ngược lại, chính quyền các cấp của địa phương cần cộng tác, hỗ trợ tích cực cho trường đại học trên địa bàn của mình phát triển”.
Các đại biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: Thanh Hùng Tại lễ khai giảng năm nay, Học viện cũng được đón nhận quyết định của Chủ tịch nước về ký Hiệp định tài trợ dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học", trong đó có dự án thành phần của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về "Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới".
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao nhiều sản phẩm khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phuc vụ sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam,...
Đến nay, Học viện đã đào tạo hơn 100.000 người tốt nghiệp đại học, hơn 10.000 thạc sĩ và gần 600 tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên đã và đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước từ TƯ đến địa phương. Nhiều cựu sinh viên là doanh nhân thành đạt, đã và đang có những đóng góp to lớn để phát triển kinh tế đất nước.
Một số hình ảnh tại lễ khai giảng sáng ngày 30/9:
Thanh Hùng
"> Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khai giảng ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam -
Thanh Hằng hóa công chúa, đẹp mơ màng trong ‘vườn hoa cổ tích’Đảm nhận vị trí vedette trong show thời trang The Princess của NTK Nguyễn Minh Công tối 15/10, Thanh Hằng hóa thân thành nàng công chúa, đẹp mơ màng trong “vườn hoa cổ tích”. Cô diện đầm xếp tầng bồng bềnh mang sắc trắng tinh khôi, sải bước catwalk điêu luyện thu hút sự chú ý.
Khác với hình ảnh lạnh lùng trong các show trước đây, Thanh Hằng lần này ngọt ngào, liên tục nở nụ cười tươi trên sàn diễn. Sự xuất hiện của chân dài sinh năm 1983 là điểm nhấn quan trọng trong đêm diễn kỷ niệm chặng đường 5 năm theo nghành thời trang của NTK Nguyễn Minh Công.
Show The Princess quy tụ 50 người mẫu chuyên nghiệp trình diễn và hơn 200 khách mời là các nghệ sĩ nổi tiếng trong làng giải trí tham dự. Trương Quỳnh Anh, Puka, Huỳnh Tiên, Tường Vi, Khổng Tú Quỳnh, Amee, Jun Vũ, Hoàng Yến Chibi, Midu và mẫu nhí Bảo Hà… lộng lẫy tại sự kiện. Họ là 10 “nàng thơ” được Nguyễn Minh Công “chọn mặt gửi vàng”, xuất hiện trong poster trước thềm đêm diễn.
“Tôi đã làm việc nhiều với các người mẫu chuyên nghiệp. Nếu mời họ chụp poster, bộ sưu tập chỉ đơn thuần mang hơi hướng thời trang cao cấp. Vì vậy, tôi chọn 10 gương mặt gần gũi với khán giả để các thiết kế của mình đến gần với công chúng hơn”, Nguyễn Minh Công nói.
Midu, Khổng Tú Quỳnh, chị em Nam Anh, Nam Em dự show thời trang.
Vân Trang, Trương Quỳnh Anh, Linh Ka
“Tôi cảm nhận 5 năm qua của mình như một câu chuyện cổ tích, vì thế, nay tôi vẽ nó lại bằng ngôn ngữ thời trang, để khán giả có cái nhìn rõ nét hơn về con đường mình đi”, nhà thế kế trẻ tâm sự.
Sam, Hoàng Yến Chibi, Puka
Nguyễn Minh Công lần này chủ yếu sử dụng chất liệu voan để tạo nên những thiết kế có kiểu dáng bồng, xòe. Bên cạnh các đường nét chính, nhà mốt còn kết hợp họa tiết hoa, nơ hay chiết eo để các thiết kế không bị trùng lặp, một màu.
Anh Đức, Lãnh Thanh, Hữu Tín.
Bên cạnh các “công chúa”, nhiều nghệ sĩ nam cũng có mặt để chung vui cùng NTK Nguyễn Minh Công. Diễn viên Anh Đức, Lãnh Thanh, Hữu Tín, Lương Gia Huy,… lịch lãm xuất hiện trong bộ vest sang trọng.
Minh Tuyền
Midu, Trương Quỳnh Anh xuất hiện ở show của NTK Nguyễn Minh Công
Nhà thiết kế Nguyễn Minh Công sẽ chính thức tổ chức show diễn đánh dấu kỷ niệm 5 năm theo đuổi con đường thời trang sau khi liên tục phải dời chương trình vì dịch Covid-19.
"> -
Chi tiết hướng dẫn đổi tổ hợp môn tự chọn lớp 10Thế nhưng, thực tế là việc Bộ ban hành công văn hướng dẫn đổi tổ hợp môn của học sinh lớp 10 năm nay lại càng khiến chính học sinh gặp nhiều khó khăn".
Thầy Hiền phân tích, có 2 điều nổi bật trong công văn hướng dẫn chuyển đổi tổ hợp mô tự chọn của Bộ GD-ĐT hiện nay không hợp lý.
Theo Bộ quy định, học sinh muốn chuyển đổi tổ hợp phải đợi kết thúc năm học. Đồng thời phải hoàn thành các môn thuộc tổ hợp mới (tự học hoặc nhà trường tổ chức), sau đó nhà trường sẽ kiểm tra đánh giá các môn học này.
Thứ nhất, nếu quy định ‘cứng’ học sinh chỉ được chuyển đổi môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập vào cuối năm học thì sẽ vô tình gây khó cho học sinh, nhà trường.
Lý do là khi kết thúc năm học, để chuyển đổi một môn học lựa chọn hoặc nhóm môn học lựa chọn thì khối lượng kiến thức học sinh phải bổ sung sẽ là quá lớn, với nhiều cột điểm học sinh phải hoàn thành.
Ngoài ra, khi mặc định thời gian chuyển vào cuối năm học, các em sẽ phải kéo dài khoảng thời gian học môn mà mình không yêu thích hoặc không theo kịp sẽ có tâm lý chán nản, học tập kiểu đối phó từ đó dẫn đến việc học kém hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Hơn nữa, nếu học sinh chỉ được chuyển đổi môn học, cụm chuyên đề học tập vào cuối năm thì bản thân các cơ sở giáo dục cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng giải pháp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng...
Vì chỉ có khoảng 2 tháng hè mà phải bổ sung hết kiến thức của cả năm học thì áp lực của cả giáo viên và học sinh đều không nhỏ.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT yêu cầu học sinh phải đáp ứng việc hoàn thành các môn thuộc tổ hợp mới mà chưa được học, sau đó nhà trường sẽ kiểm tra đánh giá các môn học này là rất vô lý, nhất là các môn học như Lý, Hóa, Sinh bởi chắc chắn các em sẽ gặp vất vả khi bổ sung kiến thức trong quá trình học chuyển đổi.
"Một vấn đề bất cập nữa là công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT chưa có nội dung hướng dẫn chuyển đổi tổ hợp khi chuyển nơi cư trú. Trong khi đó đây lại là nhu cầu thực tế và chính đáng của học sinh.
Hiện nay một số địa phương như Hà Nội, TP HCM…đang yêu cầu khá cứng nhắc khi học sinh khi chuyển trường mới cần phải trùng 100% tổ hợp môn với trường cũ.
Ai cũng thấy rõ ràng điều này là bất khả thi, vì ngay trong một địa phương các trường đã có tổ hợp môn rất khác nhau, không trường nào giống trường nào.
Như vậy, rõ ràng quy định này càng gây thêm khó khăn cho học sinh và tôi cho rằng Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng có hành động hướng dẫn cụ thể để gỡ khó cho các em.
Bên cạnh đó, khi nói trao quyền chủ động cho các trường về thời gian chuyển đổi cho học sinh cần nói rõ là 'quyền' này tới đâu. Như vậy, nhà trường sẽ có căn cứ cụ thể để thực hiện.
Cùng với đó, các Sở GD-ĐT cần tạo điều kiện tối đa cho học sinh chuyển trường. Chuyển nơi cư trú để sống và học tập là nhu cầu chính đáng của mỗi con người và được pháp luật bảo vệ", thầy Đinh Đức Hiền phân tích.
Thầy Hiền cũng mong muốn Bộ GD-ĐT sớm có hướng dẫn về kỳ thi vào lớp 10 cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc này sẽ giúp các địa phương, giáo viên sớm có định hướng giảng dạy.
">