Bài trắc nghiệm tính cách gây ám ảnh người trẻ Trung Quốc
Vừa tốt nghiệp đại học hồi tháng 5 năm nay,àitrắcnghiệmtínhcáchgâyámảnhngườitrẻTrungQuốkết quả bóng đá bundesliga Bai Shu đặt mục tiêu trúng tuyển vào một ngân hàng hàng đầu ở Trung Quốc. Tự tin rằng mình sẽ được nhận, cô đã bị sốc khi biết mình bị từ chối. Lý do mà ngân hàng đưa ra là: cô là một ENTJ, hay còn được gọi là “người chỉ huy”, một trong 16 loại tính cách được mô tả bởi bài trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs Type Indicator (MBTI).
Thời gian qua, MBTI xuất hiện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực của xã hội Trung Quốc, từ tuyển dụng cho đến tiêu dùng. Bài trắc nghiệm nổi tiếng này từng được 2 mẹ con người Mỹ Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers công bố vào năm 1962.
Rõ ràng, với nhiều người, bài trắc nghiệm này không còn là những câu hỏi vui về tính cách nữa, mà là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá một người.
Đối với Bai, việc trở thành một ENTJ khiến cô được dự đoán là quyết đoán và nghiêm khắc hơn ở nơi làm việc, theo hồ sơ về tính cách của “người chỉ huy” trên trang web trắc nghiệm MBTI phổ biến nhất Trung Quốc.
Phần mô tả kiểu tính cách này viết: “’Người chỉ huy’ gặp khó khăn khi làm việc ở các vị trí cấp dưới. Họ cần có sự quản lý tích cực để đảm bảo sự hài lòng và gắn kết của những người này”.
Sau khi bị từ chối, Bai, 23 tuổi, ngay lập tức rút tất cả hồ sơ xin việc đã điền loại tính cách của mình. Từ đó, cô cũng tránh nộp đơn vào những công ty yêu cầu kiểm tra tính cách như MBTI.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên thực hiện các bài kiểm tra tính cách hoặc tiết lộ kết quả MBTI của mình.
Giám đốc điều hành một công ty nhỏ có trụ sở tại Thiên Tân chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng cô thường hỏi các ứng viên về kết quả MBTI của họ như một cách để tìm hiểu họ nhanh hơn chứ không phải là cách để sàng lọc họ.
“Tôi biết nhiều nhà tuyển dụng đang sàng lọc những người được phỏng vấn bằng các bài kiểm tra tính cách khác nhau. Nhưng tôi không nghĩ điều đó đáng tin cậy bởi vì họ có thể cố tình thay đổi câu trả lời của mình” - CEO giấu tên này cho biết. Cô cũng nói thêm rằng sự khác biệt giữa bảng câu hỏi MBTI bằng tiếng Anh và tiếng Trung cũng có thể mang lại kết quả khác nhau.
Sự phổ biến của MBTI còn vượt ra ngoài chốn công sở. Các “hashtag” và video trực tuyến liên quan đến MBTI đã thu hút hàng triệu lượt xem trong vài tháng gần đây.
Cư dân mạng cũng suy đoán về kiểu MBTI của những người nổi tiếng và nhân vật trong các chương trình truyền hình nổi tiếng. Trên các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Intelcupid, người trẻ độc thân thường thích giới thiệu về MBTI của mình.
Nắm bắt xu hướng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tung ra các sản phẩm liên quan đến MBTI. Chúng thường xuất hiện trong danh sách các sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên Taobao.
Một số công ty đang thu lợi “khủng” bằng cách cung cấp bài kiểm tra MBTI “nâng cao” có giá 59 nhân dân tệ (gần 200 nghìn đồng). Chỉ trong vòng 1 tháng, họ đã có khoảng 20.000 khách hàng.
Người Trung Quốc cũng sử dụng MBTI như một cách giúp họ quyết định nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với mình. CEO công ty có trụ sở tại Thiên Tân cho rằng đây mới chính là mục đích hữu ích của MBTI - một công cụ để tự nhận thức.
Cô cho rằng, việc thay đổi một ai đó gần như là không thể, nhưng MBTI sẽ đưa ra một gợi ý để thích nghi với tính cách của người đó.