Canon Việt Nam giới thiệu 23 sản phẩm mới
本文地址:http://cn.tour-time.com/news/056c499855.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
" />
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
Theo đó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du lịch ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, Mặc dù thời gian qua việc trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có bước tăng trưởng tích cực. Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng trung bình 5,9% trong giai đoạn 2011 – 2015, đạt 1,78 triệu lượt năm 2015; Khách du lịch Việt Nam đến Trung Quốc luôn duy trì được mức tăng trưởng cao.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2016, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt 1,2 triệu lượt, tăng 47,9% so với cùng kỳ 2015.
Người đàn ông áo trắng (ở giữa) là người đã đốt tiền Việt trong quán bar |
Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thì gần đây tại TP Đà Nẵng, Việt Nam đã xảy ra sự việc đáng tiếc. Một nhóm khách du lịch Trung quốc sau khi uống bia rượu đã có hành vi gây rối trật tự công cộng.
Vào đêm 14/6/2016, khách du lịch có tên Hou Geshun, nam giới, sinh năm 1984, hộ chiếu E4036641 do cơ quan Xuất Nhập Cảnh Trung Quốc cấp đã đốt tiền Đồng Việt Nam (VNĐ) tại quán rượu TV Club, phố Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Hành vi trên đã vi phạm Điều 36, Luật Du lịch Việt nam năm 2005. Do đó khách đã bị trục xuất khỏi Việt Nam ngày 16/6/2016.
Để hành vi trên không tái diễn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đề nghị Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc phối hợp với cơ quan liên quan xử lý nghiêm trường hợp nêu trên và thường xuyên phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam quản lý tốt khách du lịch hai bên
Người đứng đầu Tổng cục Du lịch cho rằng sự hợp tác của hai bên để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật hai nước sẽ góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của du khách cũng như thúc đẩy sự hợp tác về du lịch nói chung của Việt Nam và Trung Quốc.
H.Thúy
">Đề nghị Cục Du lịch Trung Quốc xử lý khách có hành vi đốt tiền Việt Nam
Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố nêu rõ: Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố là phải bảo đảm đủ nước sạch; có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín; không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống; người trực tiếp làm dịch vụ chế biến, kinh doanh thức ăn phải được tập huấn kiến thức và khám sức khỏe định kỳ.
Thế nhưng, đối chiếu những quy định này, không phải cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nào cũng đều đáp ứng được.
Tại Hà Nội, trong tháng 8, riêng quận Hai Bà Trưng có 22 cơ sở thuộc 10 phường bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Còn tại quận Đống Đa, 8 tháng đầu năm nay, 37 cơ sở đã bị xử phạt với tổng số tiền trên 275 triệu đồng.
Vi phạm chủ yếu là nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Các cơ sở cũng sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn…
Thức ăn đường phố tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cao cho sức khỏe
Thức ăn đường phố phong phú chủng loại từ bún, phở đến cơm, cháo, nước giải khát, bánh kẹo, hoa quả…, người dân có thể lựa chọn nhanh chóng đồ ăn, thức uống với giá cả phù hợp, tiết kiệm nhiều thời gian.
Kinh doanh thức ăn đường phố cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động, đặc biệt là những lao động thời vụ. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm, kinh doanh thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cao.
Ví dụ, không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn kỹ, nơi bán hàng gần khu công cộng như đường phố, bến tầu xe, dễ ô nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm (như sốt thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày, lỵ và các nhiễm trùng khác).
Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, giao thông, môi trường, mỹ quan đô thị.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm cho rằng cơ quan chuyên môn y tế và địa phương cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm. Người dân cũng cần nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Để tránh tối đa rủi ro liên quan đến ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không mua những loại thực phẩm như mực khô, bò khô, hoa quả dầm, nộm, thịt nướng… ở những nơi bụi bặm mà không có nắp đậy cẩn thận.
Ngoài ra, không ăn rau sống, rau thơm thường được dùng ăn kèm với các món bún riêu, bánh cuốn, bánh mỳ patê… bày bán ở các quán hàng vỉa hè, tránh nhiễm ấu trùng giun, sán còn bám lại trên rau rửa chưa sạch. Rau sống nếu mua từ các hàng này đem về nhà thì nên rửa lại sạch sẽ. Không ăn quẩy, bánh rán, nem rán… chế biến trong những chảo dầu có màu quá đen.
Hoàng Linh
Thức ăn tốt nhất cho nãoTiến sĩ Eric Berg cho biết, cá hồi có thể ngăn ngừa chứng viêm não, cải thiện trí nhớ cũng như kỹ năng học tập.">Mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe từ thức ăn đường phố
Trứng giun đũa chó vào ruột non người nở thành ấu trùng xâm nhập thành ruột, theo dòng máu đi khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim, gan, phổi… và có thể sống ở đó nhiều năm nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành, gây ra nhiều triệu chứng phức tạp tuỳ theo nơi chúng ký sinh.
Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, người bệnh thường bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Trường hợp nặng, khi ấu trùng định cư ở những nơi quan trọng như hệ thần kinh trung ương, tim, gan, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù, nhức đầu dữ dội kéo dài, gan to, liệt nửa người, viêm não – màng não... Nếu cư trú ở mắt chúng sẽ gây giảm thị lưc, dẫn đến mù loà.
Hoàng Linh
Phát hiện con giun còn sống dài 10cm trong mắt bệnh nhânCác bác sĩ tại bệnh viện ở Quảng Ninh vừa gắp được con giun dài 10cm trong mắt một bệnh nhân nữ.">Cảnh giác nhiễm giun đũa chó do việc giữ gìn vệ sinh ăn uống chưa tốt
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
Ngộ nhận 1: Uống vitamin tổng hợp sẽ tăng cân
Vitamin không giúp sinh năng lượng, vì vậy không trực tiếp giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên, mọi phản ứng sinh hóa trong cơ thể: từ tiêu hóa thức ăn, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng đều có sự xúc tác của các enzyme.
Vitamin là thành phần cấu trúc quan trọng của enzyme. Có vitamin thì enzyme mới hoạt động được và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể mới xảy ra: từ các phản ứng sinh hóa của hệ miễn dịch, chuyển hóa lipid, protein, glucid ...
Do đó, vitamin sẽ giúp trẻ tăng cân khi các phụ huynh đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Các trường hợp bé ăn uống không đa dạng, biếng ăn, chậm tăng trưởng, hay ốm, sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh lý mãn tính thì nên bổ sung vitamin tổng hợp.
Ngộ nhận 2: “Vitamin tổng hợp” nào thành phần cũng giống nhau
Nhiều người thường gọi chung những sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất là “vitamin tổng hợp”. Nhưng thực tế, có loại “vitamin tổng hợp" chỉ chứa vitamin như: vitamin A, D, B, C… Nhiều vitamin trong một thì được gọi là “tổng hợp". Bên cạnh đó, lại có những chế phẩm ngoài các vitamin ra còn có thêm các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, đồng… cũng được gọi tên tương tự.
Tuy nhiên, 2 loại “vitamin tổng hợp" này lại có những tác động khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ, khi bé ốm sốt, bổ sung vitamin khi con ăn kém là điều hữu ích. Nhưng nếu vitamin tổng hợp đó là loại có chứa sắt lại có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc sản phẩm bổ sung vitamin quá nhiều thành phần khác không phải vitamin (canxi, sắt, lysin, kẽm …) sẽ tương tác với nhau, ảnh hưởng đến hấp thụ và hiệu quả của vitamin.
Vì vậy cha mẹ nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm chỉ bổ sung riêng biệt các vitamin và không bao gồm khoáng chất, bởi:
Thứ nhất,trong quá trình chế biến thức ăn, các vitamin có thể mất đi do cách chế biến, bảo quản; tuy nhiên khoáng chất gần như ít bị ảnh hưởng nên nguy cơ trẻ thiếu khoáng chất sẽ thấp hơn. Trường hợp được bác sĩ chẩn đoán thiếu khoáng chất như: thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu canxi… thì bố mẹ chỉ cần bổ sung riêng loại khoáng chất.
Thứ hai,khi trẻ bổ sung đầy đủ vitamin, cơ thể cũng tăng khả năng tự tổng hợp được khoáng chất. Ví dụ, trẻ đủ vitamin C sẽ hấp thụ tốt sắt, trẻ đủ vitamin D có thể tự tổng hợp được canxi từ thực phẩm…
Ngộ nhận 3: Uống vitamin tổng hợp thì không cần ăn uống đa dạng
Đây là sai lầm rất phổ biến khi cha mẹ khi “phó mặc” sức khoẻ con cho “bảo mẫu” vitamin. Vitamin tổng hợp không thể thay thế cho 1 bữa ăn đa dạng; điều này cũng thường được ghi rõ trên nhãn sản phẩm.
Để trẻ có thể tăng trưởng tối ưu, thực phẩm vẫn là nguồn dinh dưỡng số một. Vitamin tổng hợp cũng chỉ có thể bổ sung một số loại dễ thiếu chứ không phải bổ sung 100% các vitamin.
Bổ sung vitamin tổng hợp đúng cách
Trẻ ở trong giai đoạn tăng trưởng, sự thiếu hụt vitamin có thể ảnh hưởng lớn đến chiều cao, cân nặng và sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch. Nói cách khác, nếu trẻ được chú trọng dinh dưỡng, bổ sung vitamin hợp lý sẽ giúp con: cải thiện ăn uống cho trẻ biếng ăn, tăng cân nặng hợp lý, tăng chiều cao tối đa, giảm ốm vặt. Song song với sự tăng trưởng về thể chất là sự phát triển về trí tuệ của trẻ.
Vì vậy, phụ huynh cần có cách sử dụng vitamin đúng cách, cụ thể:
Thứ nhất,phụ huynh nên chọn “vitamin tổng hợp" gồm nhiều vitamin, nhưng không bao gồm khoáng chất. Nếu trẻ chỉ định bổ sung khoáng chất thì dùng sản phẩm riêng. Đại đa số các “vitamin thuần khiết" này là an toàn khi dùng theo liều khuyến cáo, và có thể dùng hàng ngày.
Thứ hai,khi dùng 2 sản phẩm cùng lúc, phụ huynh cần xem có cùng thành phần không. Nếu chứa cùng thành phần thì nên hỏi lại ý kiến bác sĩ.
Thứ ba,phụ huynh nên ưu tiên vitamin dạng nhỏ giọt, vì phụ huynh không phải vất vả khi cho con uống và ít chứa đường. Phụ huynh cần lưu ý tránh nhầm lẫn dạng siro với dạng nhỏ giọt. Siro một lần uống trẻ có thể cần dùng tầm 5 - 10ml, trong khi dạng nhỏ giọt cô đặc thường chỉ dùng từ 0,5 ml - 1ml/lần.
Thứ tư,phụ huynh cần chọn các vitamin không chất bảo quản, không chất tạo màu để an toàn cho trẻ khi sử dụng lâu dài.
Đình Sơn
">Dược sĩ chỉ ra 3 ngộ nhận thường gặp khi bổ sung vitamin cho trẻ
Mảnh cốc thủy tinh tại nhà bệnh nhi
Cháu bé được chuyển tới Bệnh viện đa khoa Phúc Yên sơ cứu, đắp gạc ấm che hết toàn bộ ruột, sau đó chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, đặt nội khí quản và chuyển thẳng phòng mổ.
TS Nguyễn Văn Linh, Trưởng khoa Ngoại gây mê hồi sức, Trung tâm Quốc tế cùng ekip phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.
Trong mổ cấp cứu, các bác sĩ phát hiện trẻ có vết thương thấu bụng do mảnh thủy tinh kích thước 2x3cm khiến toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng, thủng mặt trước dạ dày.
BS Linh cùng ekip phẫu thuật cho bệnh nhi
Bác sĩ đã khâu lại lỗ thủng dạ dày, đưa toàn bộ ruột trở lại ổ bụng và khâu phục hồi vết thương thành bụng.
Hiện tại bệnh nhi đã cai được máy thở, ăn uống sinh hoạt bình thường.
PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp khuyến cáo, mọi gia đình tránh để trẻ lại gần các đồ vật bằng thuỷ tinh, đồ sắc nhọn, tránh các yếu tố nguy cơ gây bỏng như dầu sôi, nước sôi, điện, tránh đồ chơi dễ cho vào miệng như đồng xu, nam châm…
Các tai nạn sinh hoạt ở trẻ rất dễ xảy ra, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu người lớn không chú ý. Khi phát hiện các tai nạn, cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu và đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được xử trí kịp thời.
Thúy Hạnh
">Bé Hà Nội 1 tuổi rách thành bụng do ngã vào cốc thủy vinh vỡ
Việc lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương đối xử với cháu bé ở Nghệ An làm tôi nhớ đến câu chuyện này. Tôi xin chia sẻ cùng bè bạn. Hơi dài một chút nhưng nó lí giải vì sao nước Mỹ lại được gọi là miền đất hứa.
Có lẽ trong suốt cuộc đời làm phiên dịch của mình, gần 20 năm, chưa lần nào tôi thấy khó như lần này và cũng chưa bao giờ tôi không thể dịch được mặc dù tôi hiểu hết bác sỹ nói gì. Một ca hóc búa. Hôm nay là ngày ra đi của bé Lam. Tôi chưa một lần được biết cháu, nhưng tôi có duyên may được đưa tiễn cháu về phía “chân mây cuối trời”. Cuộc đời cháu quá ngắn ngủi, chỉ có 4 tháng, nhưng cháu đã mang đến biết bao cảm xúc, nỗi niềm và cháu đã nối bao người xa lạ với nhau.
Bé Lam là một ca tôi khó quên. Tôi đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Một ca cấp cứu cần tôi phải đến bệnh viện ngay. Lúc đó là 8 giờ tối. Hình như có một vụ gì đó liên quan đến cảnh sát nên không thể dịch qua điện thoại như tôi vẫn làm khi chuyện xảy ra đột ngột, hoặc vào ban đêm.
Tôi nghĩ, chắc là đánh nhau, hoặc tội phạm đâm chém. Thói quen nghề nghiệp của tôi là đi cho nhanh để kịp giờ, không mảy may lo sợ. Thấy tôi, cô y tá trưởng trực đêm vui mừng kéo ra một góc báo trước sự việc.
Bệnh viện Nhi ở Boston |
Một cháu bé 4 tháng tuổi đã tắt thở, tim ngừng đập, được chuyển từ bệnh viện địa phương bằng máy bay trực thăng lên Bệnh viện Nhi Boston. Cháu đã được các bác sỹ hồi sức cấp cứu cho tim đập trở lại nhưng đang ở trạng thái nguy kịch, khả năng tử vong rất cao. Tôi được đưa vào phòng bệnh nhân.
Bác sỹ trực tiếp cấp cứu cháu với gương mặt mệt mỏi, buồn phiền, thông báo cho tôi biết có nhiều khả năng cháu mắc bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death- SID), hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân. Bác sỹ đang cố gắng tìm tiếp khả năng khác, liệu có thể cứu chữa cháu được hay không. Nhưng kết luận của ông gần như 99% là cháu không thể qua khỏi.
Bên giường bệnh, người mẹ trẻ khóc lóc, lo âu và hy vọng. Câu hỏi duy nhất ba mẹ cháu hỏi trong tiếng nghẹn ngào là: “Hy vọng được bao nhiêu, thưa bác sỹ?” Câu trả lời của bác sỹ: “Cháu khó lòng qua khỏi, tôi chưa nhìn thấy tương lai”. Mặc dù vậy, hai y tá vẫn miệt mài làm việc, bốn màn hình máy tính treo bốn góc theo dõi toàn bộ hoạt động của cơ thể cháu bé. Mỗi một tiếng kêu “tít, tít”, họ lại liên tục thao tác các họat động chuyên môn để giữ nhịp tim và nhịp thở của bé.
Trên đầu cháu là các loại dây dợ, ống dày đặc, tiếng máy chạy ào ào. Tôi căng hết cả đầu để nghe bác sỹ nói và dịch. Tiếp theo là bác sỹ trực đêm đến hỏi thông tin về hồ sơ bệnh án của cháu. Về sau tôi mới biết họ đã biết hết cái kết cục nhưng họ vẫn hỏi để cho cha mẹ ổn định về tâm lý.
Để giúp đỡ cha mẹ trong hoàn cảnh đó, “nhân viên xã hội"(social workers) đến thăm hỏi, động viên gia đình bệnh nhân. Nhiệm vụ của họ là chăm sóc cả về vật chất và tinh thần cho gia đình nhất là trong hoàn cảnh bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, hiểm nghèo. Họ cung cấp phiếu ăn miễn phí, lo chỗ ngủ cho người nhà bệnh nhân. Lúc đó đã là 10 giờ đêm, nhà ăn trong bệnh viện đã đóng cửa, nên họ cử y tá ra ngoài phố mang đồ ăn về cho bố mẹ cháu bé. Họ hỏi rất kĩ lưỡng là thích ăn món gì và họ tận tình mang đến.
Gần 1 giờ sáng, hai cô ý tá mắt đỏ ngầu, vẫn luôn chân luôn tay chăm sóc toàn bộ hệ thống máy móc đảm bảo cho cháu bé thở được, theo dõi nhịp tim. Ba xét nghiệm về não (chụp cắt lớp, đo điện não đồ và MRI) liên tục được tiến hành. Kết luận thật đáng buồn: cháu bé mắc chứng bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh, y học thế giới bó tay, chưa tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này.
Cuộc họp đầu tiên với bố mẹ để chuẩn bị tâm lý rằng tình thế hết sức nguy kịch. Nhóm y bác sỹ mắt đỏ hoe, đầy cảm thông, ngồi im lặng, lắng nghe một người nói nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng, tình trạng của cháu ngày càng xấu, nhưng chúng tôi không đầu hàng, chúng tôi vẫn chiến đấu để giành giật sự sống cho cháu. Cháu cũng là một "chiến binh dũng cảm" đang đồng hành với chúng tôi”.
Họ lặng lẽ mang giấy lau nước mắt cho người mẹ. Họ cảm thông chia sẻ bằng sự im lặng và sự tận tụy với công việc. Họp xong, họ trở lại chăm sóc cháu bé, với hàng nắm dây rợ, máy móc quanh đầu, quanh người cháu. Lúc đó là 2 giờ sáng.
Cuộc họp thứ hai vào sáng hôm sau, gồm bác sỹ trưởng Khoa Cấp cứu, bác sỹ chuyên về não khoa, bác sỹ và y tá trực tiếp điều trị cho cháu. Cuộc họp này thật là khó khăn. Sau khi giải thích tình trạng của cháu bé, nguyên nhân không xác định, bác sỹ nói: “Mặc dù cháu nằm đó, tim còn đập, nhưng cháu không còn nữa. Khả năng cứu chữa cho cháu là vô vọng. Bệnh viện đề xuất chuyện rút máy thở. Đó sẽ là sự ra đi hoàn toàn của cháu.” Người mẹ bật lên nức nở. Họ lại ngồi yên lặng, cùng bật lên một câu: “Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình”.
Cuộc họp cuối cùng sau đó 24 giờ đồng hồ. Vẫn thông tin như cũ. Bác sỹ chỉ trên màn hình hoành đồ của não gần như một đường thẳng cho thấy não bộ đã hoàn toàn tê liệt. Bác sỹ giảng giải kĩ lưỡng về căn bệnh SID và đi đến kết luận: hy vọng chỉ là zero. Tiếp theo là ý kiến gia đình có chấp nhận rút máy thở hay không, nếu có, thì giờ nào sẽ rút máy thở cho cháu để cháu ra đi được thanh thản.
Y tá đã tìm hiểu gia đình theo Đạo Phật, và họ tìm đọc trên mang về Đạo Phật, nghi lễ chôn cất, hoặc mời thày chùa tới làm lễ ngay tại bệnh viện. Rồi bàn đến quy trình rút máy thở, bác sỹ sẽ trao cháu bé cho bố mẹ, cháu sẽ thở hắt ra, hoặc ho lên, rồi tắt hẳn, da sẽ chuyển sang màu tím tái. Có gia đình không muốn chứng kiến cảnh đó, thường đợi bác sỹ làm xong rồi đón nhận cháu bé đã được bọc kín.
Y tá còn đề xuất nếu bố mẹ muốn được nằm cạnh con, họ sẽ tìm cho một cái giường, để có thể nằm ôm cháu. Nghe đến đó, dịch đến đó, tôi nghẹn ngào, vì chỉ mới 4 tháng trước, mẹ cháu cũng đón cháu từ tay bác sỹ, nhưng là lúc cháu chào đời, còn nay, bác sỹ đưa cháu để bố mẹ được ôm cháu những giây phút cuối. Bố mẹ cháu đã từ chối vì không thể chịu nổi.
Bác sỹ dành cho gia đình mọi sự ưu ái. Khi nào gia đình sẵn sàng thì rút máy, cần hỏi gì thì bác sỹ ở xung quanh, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Việc rút máy thở có thể tiến hành trong buổi chiều hoặc đêm, hoặc đến sáng hôm sau. Gia đình có nhiều thời gian để bàn tính và định liệu.
Cuối cùng, giờ tốt đã chọn, thầy chùa của gia đình cũng được mời tới. Thời gian chỉ tình bằng phút và bằng giây. Tôi ra về khi mọi việc đã bàn định xong xuôi.
Tôi nhìn cháu bé lần cuối, nói với cháu rằng: “Lam ơi, cháu ở trên đời quá ngắn, nhưng cháu đã làm một sứ mạng lớn lao là gắn kết mọi người với nhau, cháu làm tôi yêu quý cuộc sống này, cháu là lí do để tôi nhìn thấy những điều tốt đẹp còn hiển hiện quanh tôi, để tôi thấy rõ tính chuyên nghiệp trong công việc, tính nhân văn trong lời nói và cách ứng xử của các bác sỹ, y tá, và tình người tồn tại trong mỗi chúng ta. Cám ơn cháu, cầu mong cháu được siêu thoát. Cháu hãy phù hộ cho bố mẹ cháu, và những người thân của cháu”.
Tôi bị ám ảnh với biết bao nhiêu phức cảm: đau thương, ưu phiền, thánh thiện, tình người và một phong cách làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp đến mức khó tin của tập thể y bác sỹ trong một bệnh viện có lẽ tốt nhất thế giới. Tôi cứ suy ngẫm làm sao họ có thể có được cách ứng xử như thế đối với đồng loại. Tôi cứ tần ngần nghĩ đến những lần đi bệnh viện ở nhà, bị bác sỹ, y tá đối xử rất thiếu tôn trọng. Tôi băn khoăn không biết bao giờ xã hội mình, nhất là những nơi cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế, có được cái tính chuyên nghiệp như thế này.
Ba tháng sau, bệnh viện gọi điện cho tôi, nhờ tôi dịch qua điện thoại cho họ với cha của bé Lam. Họ thăm hỏi, chia buồn một lần nữa và thông báo là gia đình được miễn hoàn toàn viện phí và bệnh viện cũng hỗ trợ tiền mai táng cho cháu. Họ cầu chúc cháu an nghỉ và chia buồn cùng cha cháu.
Nguyễn Thị Minh Phương(Giảng viên Bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ đương đại, Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ)
">Sự tử tế của bệnh viện Nhi ở Mỹ
友情链接