Công nghệ

Kết quả bóng đá Cagliari 1

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-03-29 14:59:20 我要评论(0)

Highlights Cagliari 1-3 Inter Milan:Ghi bàn:Cagliari: Lykogiannis ếtquảbóngđáltd v league 202ltd v league 2024ltd v league 2024、、

Highlights Cagliari 1-3 Inter Milan:

Ghi bàn:

Cagliari: Lykogiannis ếtquảbóngđáltd v league 2024(54')

Inter Milan: Darmian (25'), Martinez (51', 84')

Thiên Bình

Hạ đẹp Atalanta, AC Milan chạm một tay vào ScudettoAC Milan giành chiến thắng quan trọng với tỷ số 2-0 trước Atalanta ở vòng áp chót Serie A, qua đó chạm một tay vào danh hiệu Scudetto mùa này.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
We Happy Few, tựa game của Gearbox đã ra mắt và đang nhận được nhiều lời đánh giá trái chiều. We Happy Few là một tựa game lấy bối cảnh một thế giới giả tưởng mang những nét của nước Anh thập niên 60 với một cốt truyện khá mới lạ và thú vị. Về cốt truyện thì đúng là We Happy Few có một cốt truyện đủ hấp dẫn để níu chân người chơi, nhưng những khía cạnh khác của một tựa game thì sao? Liệu We Happy Few có tốt về mọi mặt?

Đầu tiên, hãy cùng nói đến gameplay của We Happy Few, trong game, bạn có thể làm rất nhiều việc, từ chế tạo vật phẩm hồi máu, lựu đạn, đồ phá khóa, vũ khí hay cũng có thể là các thiết bị đánh lạc hướng,… Thực sự nghe qua thì việc được tự do chế tạo đồ đạc sẽ thú vị, nhưng thực chất những việc đó đem lại cảm giác chán chường nhiều hơn là hào hứng đi tìm nguyên liệu.

Lối chơi của We Happy Few khuyến khích và thiên về stealth – hành động lén lút kết hợp với giải đố hơn là hành động. Các câu đố trong We Happy Few khá đa dạng và sáng tạo, tuy nhiên về tổng thể gameplay của We Happy Few thì thật sự Gearbox đã khá cẩu thả trong việc thiết kế gameplay. 

Hãy nói về một ví dụ cụ thể, đó là việc lẩn trốn kẻ địch bằng cách trà trộn với các NPC, trong We Happy Few, có hai khu vực địa hình lớn nhất là khu vực ngoại thành và khu vực trong thành phố. Với mỗi khu vực thì sẽ có những trang phục riêng để thay đổi và trà trộn với các NPC, nhưng vấn đề là, đa phần các trường hợp thì chẳng cần đến kẻ địch phát hiện thì các NPC cũng đã làm thay điều đó rồi, bằng cách hét lên khi nhìn thấy người chơi để báo động. Nhưng rõ ràng chúng ta đã thay đổi trang phục để trà trộn rồi đúng không? Vấn đề là, hầu hết các bộ trang phục đều không giúp ích được gì nhiều và chúng ta vẫn thường xuyên bị phát hiện.

Việc di chuyển trong game cũng là một vấn đề cần lưu ý, dĩ nhiên là game có hệ thống fast travel, nhưng cách phân bố thì không hợp lý chút nào, và chúng ta vẫn phải chạy bộ là chính. Mà game lại có thanh stamina – thể lực, cho nên việc cứ phải di chuyển liên tục mà vẫn phải lưu ý đến thanh stamina khá là khó chịu và bất tiện. Phần lớn thời lượng gameplay, chúng ta sẽ chỉ chú trọng làm sao để di chuyển nhanh nhất đến vị trí nhiệm vụ chứ còn tương tác với các NPC thì, thật sự vừa tốn thời gian mà không hữu dụng cho lắm. 

We Happy Few là một game sinh tồn nữa, vì vậy lẽ dĩ nhiên là việc tìm cách sống sót cũng là một phần quan trọng không kém. Nhưng vấn đề là, vai trò của yếu tố sinh tồn trong game hiện chưa được tối ưu một cách phù hợp. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều, quá nhiều thời gian vào việc thỏa mãn cơn đói, cơn khát, nhu cầu ngủ nghỉ của bản thân đến mức nhịp độ của game như bị bẻ vụn ra. Bạn khó lòng mà tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong game hoặc đơn giản là khám phá thế giới của game một cách liền mạch cho được khi thông báo bạn cần ăn, cần uống, cần kiếm một chiếc giường mà ngả lưng cứ liên tục xuất hiện với tần suất cao đến khó chịu, khiến chính bạn cũng hiểu sao mà mình lại nhanh đói, nhanh khát và chóng mệt đến thế (cũng có thể là di tác dụng phụ của loại thuốc Joy mà mọi người trong We Happy Few sử dụng chăng?)

Phần gameplay của We Happy Few thực sự không có nhiều điểm nhấn và nói thẳng ra khá nhàm chán và nhiều bất cập, nhưng lý do gì đã giúp nó níu chân người chơi? Không gì khác ngoài cốt truyện, nói cách khác, phần lớn người chơi tiếp tục chơi We Happy Few là vì cốt truyện, vì muốn biết câu chuyện tiếp theo sẽ ra sao và cái kết như thế nào, hơn là chơi vì gameplay hấp dẫn.

Như đã nói ở trên, We Happy Few có một cốt truyện khá thú vị và độc đáo, bối cảnh của game là một thành phố giả tưởng có tên Wellington Wells với nét phong cách rất giống London của nước Anh thập niên 60. Thành phố Wellington Wells, sau khi trải qua một cuộc chiến tàn khốc, người dân Wellington Wells thay vì chấp nhận hiện thực tang thương, đứng lên cùng nhau xây dựng cuộc sống mới thì họ lại chọn cách trốn tránh, chọn sống cuộc đời chìm trong ảo giác do loại thuốc tên là “Joy” đem lại. “Joy”, như cái tên của mình, là một loại thuốc đem niềm vui và sự khoái lạc đến cho người sử dụng, nhưng tất cả chỉ là ảo giác, là những cái hư ảo, không phải thực tế. Những người dân Wellington Wells đã chọn cách quên đi thực tại mà chìm đắm vào mộng ảo của riêng mình, dần dà, việc này đã trở nên quen thuộc đến mức họ coi việc sử dụng Joy là việc hàng ngày và những ai không sử dụng Joy giống họ thì phải bị loại trừ khỏi xã hội. Họ gọi những người không sử dụng Joy là “Downer” và tìm mọi cách để xua đuổi, thậm chí tấn công và giết hại những Downer, chỉ để tiếp tục duy trì một xã hội giả dối nơi mọi người đều chìm đắm trong ảo mộng của Joy.

Tất nhiên, không thể mãi sống với ảo giác, con người cần ăn, cần uống, mà Wellington Wells vốn đã rất thiếu thốn nhu yếu phẩm rồi. Wellington Wells đang đứng trên bở vực sụp đổ, chúng ta vào vai một Downer và phải tìm cách thoát khỏi Wellington Wells điên loạn này trong khi thời gian không còn nhiều, đồng thời phải thoát khỏi sự truy đuổi của người dân nơi đây. Một cốt truyện hoàn toàn mới lạ và thú vị, đó là động lực chính để kéo chân người chơi ở lại và khám phá thế giới của We Happy Few.

Nhìn chung, We Happy Few là một game hành động sinh tồn kết hợp giải đố với cốt truyện đáng giá, mặc dù phần gameplay chưa thực sự hoàn thiện, cộng với cái giá của game cũng không hề rẻ ($60) cho nên game thủ sẽ cần cân nhắc ít nhiều trước khi lựa chọn bỏ tiền và thời gian ra với We Happy Few. Nhưng theo ý kiến cá nhân người viết, We Happy Few vẫn đáng chơi bởi vì sự sáng tạo và hấp dẫn mà cốt truyện của game đem lại.

Theo GameK

" alt="Đánh giá We Happy Few: Bom xịt đôi khi cũng có giá trị riêng của mình" width="90" height="59"/>

Đánh giá We Happy Few: Bom xịt đôi khi cũng có giá trị riêng của mình

Ngoài phiên bản tiếng Anh cho thị trường quốc tế, phiên bản tiếng Hàn cho thị trường bản địa, PUBG Corp còn chấp thuận hợp tác với Tencent để ông lớn ngành game này trực tiếp phát triển 2 phiên bản PUBG Mobile nữa cho thị trường Trung Quốc. Các studio trực tiếp được giao sản xuất là Timi và Lightspeed. Nếu như PUBG Mobile Lightspeed phát triển vẫn giữ lại những nét sinh tồn truyền thống, thì phiên bản của Timi lại pha trộn giữa yếu tố sinh tồn và đấu súng.

Phiên bản PUBG Mobile do Lightspeed phát triển ở Trung Quốc được coi là khuôn mẫu để bản quốc tế đi theo. Còn PUBG Mobile được Timi làm lại sở hữu nhiều nét đặc sắc riêng. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ đam mê các dòng game bắn súng sinh tồn sẽ thấy tựa game do Timi phát triển này một nồi lẩu thập cẩm chính hiệu. Khi nó trực tiếp đạo nhái, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là "học hỏi" ý tướng, nội dung của rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là những ví dụ cụ thể nhất.

1. Học hỏi góc nhìn FPP và cơ chế chuyển đổi từ TPP sang FPP của Rules of Survival

Trong PUBG Mobile nói riêng và PUBG bản Windows và Xbox One nói chung thì góc nhìn thứ nhất được gọi là FPP và góc nhìn thứ ba là TPP. Từ phiên bản 0.61, bản Timi đã cập nhật góc nhìn thứ nhất vào trong game. Người chơi có thể lựa chọn góc nhìn FPP cố định, nhưng cũng có thể chọn chế độ luân phiên thay đổi từ TPP sang FPP và ngược lại từ 29/4. Nhưng nên nhớ, đại kình địch của nó là Rules of Survival đã làm điều này từ giữa tháng 4 vừa qua. Trong Rules of Survival, cơ chế chủ động chọn góc nhìn cố định hoặc luân phiên thay đổi đã được thực hiện từ trước cả PUBG Mobile Timi.

2. Học hỏi tính năng xây dựng công trình, đặt bẫy, lựu đạn nhảy múa,... của Fortnite

Điểm đặc biệt nhất của Fortnite so với các game khác trong thể loại sinh tồn là khả năng xây dựng “mọi nơi mọi lúc” và tận dụng những công trình mình tự tạo ra để sống sót. Do đó mở ra rất nhiều cơ hội để bạn có thể “outplay” đối thủ của mình bằng việc xây nhanh và khéo léo hơn thay vì đấu súng. Game thủ Fortnite có thể xây công trình (tường, sàn nhà, dốc,...), đặt bẫy và sở hữu phụ kiện Boogie Bomb (lựu đạn khiến những người trong vùng ảnh hưởng nhảy múa). Timi đã không ngần ngại bê gần hết các ý tưởng này vào trong PUBG Mobile ở phiên bản 1.0 xuất hiện vào cuối tháng 7 vừa qua.

3. Học hỏi xe Quái Thú - Monster Truck của Free Fire

Dự kiến trong tháng 9 tới, Timi sẽ lại mang tới nội dung mới mà chưa có phiên bản PUBG Mobile nào cập nhật đó là phương tiên giao thông thuộc nhóm xe bán tải, mang tên: Monster Truck, hay còn được gọi là Xe Quái Thú. Cùng với xe bus Volkswagen mang tính biểu tượng của thế kỷ XX, rồi cả đám UAZ, Dacia, Buggy, Pickup, xe 3 bánh và xe 2 bánh thì Monster Truck là phương tiện di chuyển trên bộ thứ 8 của PUBG Mobile Timi. Mẫu xe bán tải được mệnh danh là Quái Thú này có vẻ ngoài tất nhiên là khá hầm hố. Xe có kích cỡ bánh và chiều cao khủng nhất trong số các phương tiện. Nhưng loại xe có thể chở được 4 người này xuất hiện trong Free Fire từ cách đây cả tháng, đó là vào hôm 26/7 vừa qua.

4. Học hỏi nhiều nội dung từ chính PUBG Mobile Lightspeed

Rất nhiều nội dung chỉ có ở bản Timi, trong khi người chơi bản Lightspeed thì chỉ biết ngước nhìn thèm muốn. Nhưng hầu hết những nội dung đã có trong bản Lightspeed thì Timi lại rất nhanh nhạy kế thừa. Đơn cử như chế độ tập luyện cơ bản - Training Camp là một ví dụ điển hình. Tính năng này đã có ở bản Lightspeed từ cách đây 4 - 5 tháng. Nhưng bản thử nghiệm của PUBG Mobile Timi thì mới update tính năng này. Dự kiến thì nó sẽ được xuất hiện trong tháng 9 tới cùng xe Quái Thú Monster Truck.

Theo GameK

" alt="PUBG Mobile do Timi phát triển chuyên đi đạo nhái nội dung game khác?" width="90" height="59"/>

PUBG Mobile do Timi phát triển chuyên đi đạo nhái nội dung game khác?

Khi ba lần giành chức vô địch CKTG LMHTvà luôn được coi là tuyển thủ vĩ đại nhất trong lịch sử, chắc chắn bạn sẽ có được mức lương ấn tượng tương xứng với thành tích đó.

Faker luôn được coi là biểu tượng của LMHT chuyên nghiệp

Lee “Faker” Sang-hyeok của SK Telecom T1đã bước vào ngôi đền dành cho những huyền thoại eSports thế giới như vậy đó. Kể từ khi bắt đầu thi đấu LMHTchuyên nghiệp từ năm 2013, Faker đã giành được vô số những danh hiệu lớn nhỏ - bao gồm ba chức vô địch CKTG, một lần đăng quang tại Mid-Season Invitational và liên tục thống trị giải đấu LCK Hàn Quốc.

Vậy rốt cục thì một siêu sao như Faker kiếm được bao nhiêu tiền?

Thực tế thì chẳng ai trong số chúng ta biết được con số cụ thể là bao nhiều cả. Và người duy nhất trả lời được câu hỏi trên sẽ là bản thân Faker hoặc cũng có thể là kế toán riêng của anh.

Ngoài thi đấu eSports chuyên nghiệp, Faker còn có nhiều nguồn thu khác tới từ các hợp đồng quảng cáo hay streaming…Tuy nhiên, một báo cáo gần đây cho biết Faker đang được hưởng mức lương 2.5 triệu USD/năm (hơn 58.3 tỷ đồng) khi tiếp tục gắn bó với SKT ngay sau khi cùng đội tuyển này bước lên đỉnh vinh quang thế giới lần thứ ba trong lịch sử.

EsportsEarnings ước tính rằng, Faker đã thắng 1,174,048.35 USD (hơn 27 tỷ đồng) tiền thưởng kể từ khi bắt đầu tham gia các giải đấu LMHTtính tới ngày 08/9/2018.

Người duy nhất tiệm cận với Faker trên BXH các tuyển thủ LMHT“kiếm chác” giỏi nhất thế giới là đồng đội Lee “Wolf” Jae Wan – với 912,064.70 USD (hơn 21 tỷ đồng).

Faker cũng kiếm được tiền thông qua các tài khoản đăng ký (subscriber) trên Twitch. Nhưng dù sở hữu hơn 1.5 triệu người theo dõi kênh, nhưng Faker chỉ có hơn 400 subscribers tính tới 08/9/2018.

Vào tháng 4 vừa qua, Hong “YellOw” Jin-ho, cựu game thủ StarCraft người Hàn Quốc, khẳng định rằng Faker đang nhận hơn 4.6 triệu USD/năm (hơn 107 tỷ đồng) tới từ lương cơ bản, tiền tài trợ và giải thưởng. Tuy nhiên, lời nói của YellOw mang tính chủ quan nên chúng ta chưa thể chắc chắn với con số trên.

Hiện số tiền mà Faker kiếm được vẫn còn kém rất xa so với những nhân vật tầm cỡ khác trong giới thể thao. Cristiano Ronaldo, người đang dẫn đầu trong danh sách vận động viên được trả lương hậu hĩnh nhất thế giới của tạp chí Forbes, với thu nhập 88 triệu USD/năm – gấp gần 35 lần con số trên lý thuyết của Faker.

Những vận động viên thể thao khác trong danh sách của Forbesbao gồm siêu sao NBA LeBron James (77.2 triệu USD), huyền thoại tennis Roger Federer (67.8 triệu USD) và ngôi sao NFL Cam Newton (53.1 triệu USD).

Họ đều phô diễn tài năng của mình ở những bộ môn thể thao truyền thống, như bóng rổ, bóng đá hay tennis, đã hình thành giới chuyên nghiệp trong hơn một thế kỳ qua – lâu hơn rất nhiều so với LMHT, tựa game ra mắt năm 2009.

Nhưng khi chứng kiến eSports đang phát triển với tốc độ chóng mặt trong những năm qua, chắc chắn sẽ có nhiều game thủ trẻ tuổi nữa kiếm được nhiều tiền hơn Faker trong tương lai gần.

ABC (Theo Dot Esports)

" alt="LMHT: Faker kiếm được hơn 27 tỷ đồng mỗi năm" width="90" height="59"/>

LMHT: Faker kiếm được hơn 27 tỷ đồng mỗi năm