TS.Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: CMC Telecom Trong khuôn khổ hội thảo, Ban lãnh đạo trường Đại học Thuỷ lợi đã mời đến các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu cho giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Đại diện CMC Telecom, đối tác chiến lược của nhà trường từ năm 2007, đã chia sẻ góc nhìn mới về tiềm năng của Generative AI trong chuyển đổi số trong giáo dục đại học, phương thức tận dụng Generative AI nói chung và Microsoft Copilot nói riêng để tích hợp vào công việc giảng dạy nhằm tối ưu và nâng cao trải nghiệm dạy và học.
Đại diện CMC Telecom chia sẻ về việc ứng dụng Generative AI trong giáo dục Đại học. Ảnh: CMC Telecom Theo anh Hồ Lý Thái - Chuyên gia Tư vấn giải pháp khối Công nghệ điện toán đa đám mây của CMC Telecom, Generative AI đang được ứng dụng rộng rãi tại các trường đại học trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: tối ưu hóa giảng dạy hay cá nhân hóa các nội dung học tập, tự động hóa các nhiệm vụ và cung cấp những thông tin chuyên sâu có giá trị cho các nhà quản lý giáo dục.
Đại diện của CMC Telecom cũng đã chia sẻ về Microsoft Copilot - một công cụ từ Generative AI có thể hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong công tác giảng dạy, học tập do Microsoft phát triển nhằm mang lại trải nghiệm học tập hiện đại, hiệu quả hơn.
Sử dụng Generative AI, Microsoft Copilot sẽ đóng vai trò trợ lý ảo giúp giảng viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị giáo án nhưng vẫn giữ nguyên năng lượng truyền tải kiến thức cho sinh viên, đưa ra các hướng dẫn và nâng cao khả năng học tập. Với Copilot, các thầy cô có thể dễ dàng tạo giáo án, câu hỏi, phiếu tự đánh giá và các tài nguyên lớp học khác cho mọi cấp độ của người học. Đặc biệt, các bạn sinh viên có thể sử dụng miễn phí Copilot để hỏi đáp tìm kiếm hướng dẫn học tập, tra cứu các kiến thức học thuật phức tạp, tạo hình ảnh để làm tài liệu, bài thuyết trình hay hỗ trợ học tập đa ngôn ngữ.
Học tập được cá nhân hóa: Copilot có thể hỗ trợ việc học được cá nhân hóa bằng cách giúp giảng viên tạo nội dung, đưa ra các định hướng nội dung phù hợp và hướng dẫn cho sinh viên dựa trên nhu cầu cá nhân của từng bạn.
Brainstorming: Giảng viên có thể sử dụng Copilot để tìm kiếm những ý tưởng mới cho các hoạt động giảng dạy, giáo án, tài liệu hỗ trợ và bài tập.
Thiết kế giáo án: Copilot có thể giúp thiết kế giáo án bằng cách đề xuất hoặc soạn thảo các hoạt động, nguồn tài liệu và đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập.
Tăng cường khả năng đánh giá: Công nghệ Generative AI tự động chấm bài, phân tích phản hồi từ sinh viên và đánh giá quá trình học tập, giúp giảm công việc đánh giá thủ công của giảng viên và phản hồi nhanh chóng cho sinh viên.
Nhận kết quả tìm kiếm nhanh chóng: Copilot có thể giúp thầy cô nhận được câu trả lời một câu trả lời nhanh chóng mà không cần phải đọc qua nhiều kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Copilot còn cung cấp liên kết đến các nguồn nội dung để giảng viên có thể đánh giá chất lượng nguồn thông tin hoặc tìm hiểu sâu hơn về nội dung gốc. "Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai các dự án chuyển đổi số bằng Microsoft 365 cho các trường đại học và tổ chức giáo dục, chúng tôi đánh giá cao các tính năng thông minh của Microsoft Copilot. Việc ứng dụng công cụ này trong các trường đại học là điều cần thiết để hiện đại hoá, cá nhân hóa trải nghiệm dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, anh Thái khẳng định.
Anh Hồ Lý Thái - Chuyên gia Tư vấn giải pháp khối Công nghệ điện toán đa đám mây của CMC Telecom chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: CMC Telecom CMC Telecom hiện là đối tác cao cấp Tier-1 Cloud Solutions Provider đồng thời là đối tác giải pháp (Modern Work) của Microsoft tại Việt Nam. Với năng lực chứng chỉ chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm am hiểu về nền tảng hạ tầng Azure, các ứng dụng văn phòng hiện đại, CMC Telecom đã triển khai thành công nhiều dự án chuyển đổi số cho các tổ chức Giáo dục, Tài chính Ngân hàng Bảo hiểm; Khối dịch vụ CNTT, Khối Sản xuất, Bán lẻ, Thương mại Điện tử, Logistics và khối Chính phủ.
Thúy Ngà
">