- Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, bệnh xảy ra với mọi đối tượng và gây ra những hậu quả nặng nề nếu không kịp thời chữa trị sớm.
Chuyên gia Singapore tư vấn viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, bệnh xảy ra với mọi đối tượng và gây ra những hậu quả nặng nề nếu không kịp thời chữa trị sớm.
Chuyên gia Singapore tư vấn viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có. Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ Đức trẻ đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: “Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác…Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi”. Người Đức không như vậy và họ cảm thấy ngạc nhiên về những điều đó.
2. Đánh giá cao việc hướng tới mục tiêu, làm việc trực tiếp
Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung cao và giữ các mối liên lạc công việc trực tiếp. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm, sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian. Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”. Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.
3. Cuộc sống ngoài công việc
Chính vì giờ làm việc được tập trung vào công việc nên giờ nghỉ đối với người Đức cũng thực sự là giờ nghỉ. Người Đức thường quan niệm sự tách bạch giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Thậm chí chính phủ Đức còn đang xem xét một lệnh cấm những thư điện tử liên quan đến công việc được gửi cho người làm sau 6 giờ chiều, nhằm tránh sự lạm dụng các phương tiện điện tử làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ của nhân viên.
Nhờ có năng suất lao động cao, người Đức cũng được hưởng nhiều ngày nghỉ mà vẫn được trả lương, lên tới 25 – 30 ngày/năm. Nới rộng số ngày nghỉ được trả lương nghĩa là các gia đình có thể sắp xếp thời gian tới gần cả tháng ở bên nhau, cùng đi du lịch mà không phải bận tâm nhiều với công việc. Và đây cũng là cách để họ sẽ chú tâm với công việc, nâng cao năng suất lao động hơn sau mỗi kỳ nghỉ.
P.Hoa(Theo knote.com)
">May mắn chưa dính sự cố nào khi làm MC
Trò chuyện với MC chương trình Ghế không tựa, Vân Hugo chia sẻ bản thân cô là người có rất nhiều “chức năng”trong cuộc đời: “Hiện tại công việc chính của tôi vẫn là MC, tôi cũng vừa hoàn thành xong bộ phim, nên cũng được gọi là diễn viên. Có kinh doanh chút xíu nên cũng được gọi là người kinh doanh, một bà mẹ bỉm sữa, bên cạnh đó tôi cũng có dạy một số trung tâm dành cho trẻ tự kỷ, dạy trung tâm MC, cả nhỏ cả lớn, nên chắc cũng được gọi là cô giáo”.
Nhắc đến Vân Hugo, có thể kể đến một một danh sách dài dằng dặc các chương trình hay phim chị từng tham gia và để lại ấn tượng trong lòng khán giả như: Vui cùng Hugo, Đường lên đỉnh Olympia, Nhật kí Vàng anh, Zippo mù tạt và em..
Vân Hugo là một nữ MC xinh đẹp, đa tài |
Nữ MC cho rằng, cô đến với nghề truyền hình như một duyên phận. Tốt nghiệp trường Ngoại giao, khi học xong cô nghĩ sẽ vào Bộ Ngoại giao làm việc như một công nhân viên chức bình thường, dù thời điểm đó đã dẫn khá nhiều chương trình và cũng đã đóng Nhật kí Vàng Anh. Tuy nhiên, nữ MC chỉ nghĩ đó như một cái duyên tuổi trẻ.
Duyên phận với nghề chưa dừng lại, sau khi du học Thụy Sỹ 1 năm, quay trở về, cô tiếp tục được Đài truyền hình gọi đi dẫn. Và cứ thế, chưa bao giờ phải đi casting nhưng Vân Hugo vẫn là gương mặt sáng giá được lựa chọn.
Bên cạnh đó, nữ MC hóm hỉnh chia sẻ bản thân cô “trộm vía” vẫn chưa có chuyện không hay xảy ra, gọi là tai nạn nghề nghiệp. Điều đó càng làm cô đam mê, bước tới những thử thách lớn hơn. “Tôi cũng đã gặp không ít khó khăn trong công việc, nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua và cho rằng mình khá may mắn khi được Tổ nghề đãi”, Vân Hugo cho hay.
Không dám yêu vì sợ thành gánh nặng
Trả lời MC chương trình về khao khát hiện tại, Vân Hugo cho hay: “Mong ước duy nhất của tôi bây giờ, chỉ là sau này con trai sẽ có một ngôi nhà, thực sự chỉ là của hai mẹ con, để con lớn lên, đi đâu con cũng có nơi trở về”.
Khao khát lớn nhất về con với Vân Hugo lúc này là một ngôi nhà để con trai có nơi trở về. |
Nữ MC tiếp tục trải lòng, sau này mắt có mờ đi, cô cũng vẫn còn những bức hình đẹp để ngắm giữ, sẽ không nuối tiếc vì đã sống hết tuổi trẻ, sống hết đam mê. “Thậm chí bây giờ tôi không dám yêu bởi vì sợ rằng sau này tôi sẽ trở thành gánh nặng cho một ai đó”,Vân Hugo lại bật khóc chia sẻ.
Cũng trong thời gian một phút nói thật của chương trình, nữ MC gửi gắm tận đáy lòng lời xin lỗi đến một người bạn: “Lời nói thật lòng duy nhất của tôi lúc này là lời xin lỗi, từ ngày bạn ra đi mãi mãi, tôi biết mình đã sai lầm, con người ai cũng sai lầm mới có thể trưởng thành được. Nhưng sai lầm này, chắc cả đời mình cũng không thể tha thứ cho bản thân. Mình không bao giờ quên thời gian đã qua đó, chắc chắn mình phải sống tốt hơn để không lặp lại sai lầm đó một lần nữa”.
Vân Hugo thường lưu giữ lại những bức hình đẹp nhất vì cô sợ sau này sẽ không thể làm được nữa. |
Vân Hugo không biết mình còn có ích được đến bao giờ, vì vậy khi gặp bệnh nhân bị bệnh về mắt và họng, cô đều giúp đỡ bằng tất cả khả năng. Không vì bất cứ điều gì mà vì cô hiểu, cảm giác khi bị mất đi giọng nói, mất đi ánh sáng, sẽ gần như mất đi tất cả. “Tôi chỉ muốn mọi người trân quý tất cả các giác quan của mình hơn, vì không ai biết được đến một ngày mình sẽ mất đi những điều quý giá đó”, cô nói.
Quỳnh Anh
">Các chuyên gia hàng đầu ngành văn hóa, lịch sử, khảo cổ học quy tụ tại hội thảo, và đưa tới gần 30 tham luận tập trung vào 3 chủ đề: Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa - Giá trị lịch sử, văn hóa; Bảo tồn và tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa; Phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô.
Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi - Đống Đa của vua Quang Trung nhưng hơn 300 ngày trong năm 'hương lạnh khói tàn'. |
Di tích đặc biệt nhưng bảo tồn gây tranh cãi
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Phân tích hồn cốt của di tích Gò Đống Đa tức chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói: “Đây là sự kiện lịch sử tầm vóc đưa Việt Nam lên tầm cao mới với vị thế chưa từng có, chứng tỏ uy vũ của vua Quang Trung vì thế chúng ta phải tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cần thay đổi nhận thức, không nên coi di sản văn hóa là bất biến. Chúng ta luôn nói di sản văn hóa quan trọng nhưng dường như chưa bao giờ coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Gò Đống Đa quan trọng như vậy, nhưng trừ ngày giỗ trận tề tựu đông đủ còn thì hơn 300 ngày còn lại hương lạnh khói tàn. Tới lúc nghĩ rộng hơn, thổi hồn chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào di tích”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi. |
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, Công viên Văn hóa Đống Đa (Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa) đang rất thiếu các sự kiện mang tính trải nghiệm. Phòng trưng bày chưa đáp ứng được tiêu chí bảo tàng học hiện đại nên kém sức hấp dẫn.
Trước đây đã có ý tưởng xây dựng ở đây là một tổ hợp “Panorama” về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa nhưng bị cho là khó hiện thực hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xây dựng các tổ hợp trưng bày “hiện thực ảo” bằng sự trợ giúp căn bản của kỹ thuật số không quá xa lạ.
Nếu có sự sáng tạo trong nghiên cứu xây dựng các tổ hợp kỹ thuật hiện đại như thế, chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng Trung tâm diễn giải lịch sử có sức thuyết phục cao ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa, cũng cho rằng, hiện nay hoạt động của di tích và công viên khá đơn điệu, hằng ngày chỉ thấy nhiều người vào tập thể dục.
Khu vực trên đỉnh Gò Đống Đa, ngoài tấm bia ghi lời hịch của Hoàng đế Quang Trung và một vài phiến đá chỏng chơ, hầu như không có thông tin gì khác, rất khó cho những người tham quan tự do, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phát huy giá trị di tích.
Nhà trưng bày trong quần thể Công viên Văn hóa Đống Đa hiện quá nhỏ, khuất nẻo, giải pháp trưng bày cũ kỹ. Nên xây dựng Nhà trưng bày mới với nội dung và giải pháp mới, đưa các phương tiện, kỹ thuật nghe nhìn hiện đại để tăng tính hấp dẫn của trưng bày.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ còn đề nghị đổi tên Công viên Văn hóa Gò Đống Đa trở lại là Di tích lịch sử Gò Đống Đa cho đúng với tên gọi trong các quyết định xếp hạng di tích và khẳng định giá trị của địa danh này.
UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. |
Bảo tồn "động" với di tích Gò Đống Đa
Nhiều đại biểu còn cho rằng, nên bảo tồn, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch. Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và là biện pháp thích hợp trong quá trình “bảo tồn động” di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đưa di sản thành tài sản.
Các đại biểu cũng cho rằng, để bảo tồn và phát huy di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa hiệu quả, địa phương nên bổ sung tài liệu phụ chú cho di tích, liên kết tổ chức các sự kiện, đa dạng hình thức truyền thông.
Trước mắt, quận Đống Đa có thể tập trung chỉnh trang các hạng mục di tích, nghiên cứu phục dựng lại các công trình đã từng tồn tại trong di tích như đền Trung Liệt; cho phép tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết học chuyên đề lịch sử theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho các trường học phổ thông trên địa bàn...
Về lâu dài, quận Đống Đa cần xác định đối tượng tiềm năng tham quan di tích; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho di tích gồm logo và các sản phẩm đi kèm; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất quà tặng đặc trưng của di tích…
PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử cho biết, UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. Để phát triển du lịch, UBND TP Hà Nội nên tiến hành lập và triển khai quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng, khi viết về 13 gò tại Đống Đa, GS.NGND Phan Huy Lê cho rằng, sau khi đập tan đồn Khương Thượng – Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng tiêu diệt đồn Yên Quyết, Nam Đồng. Sau trận đánh, hàng vạn xác giặc nằm ngồn ngang khắp chiến trường từ trại Khương Thượng, Thịnh Quang đến trại Nam Đồng. Theo truyền thuyết, khi thu dọn chiến trường, quân dân ta đã nhặt xác giặc, xếp thành từng đống rồi đắp đất lên thành những gò rất lớn. 12 gò đống như vậy đã xuất hiện trên trận địa như những chứng tích lịch sử bất diệt của dân tộc. Năm 1851 khi kinh lược Nguyễn Đăng Giao cho đào đất để đắp đường mở chợ ở khu vực này thì tìm thấy nhiều xương cốt và thu nhặt đem chôn một hố đắp thành gò thứ 13 – gò Trung Liệt (còn gọi là gò Đống Đa).
“Vì di tích Gò Đống Đa là di tích còn lại duy nhất trong số 12 gò Đống Đa mà chúng ta đã được biết, cần được bảo tồn, tôn tạo ngang tầm với giá trị của nó. Ngoài ra cần khôi phục Trung Liệt miếu, nơi thờ tự những anh hùng chống Pháp tiêu biểu như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng…, tạo cho di tích có giá trị kép về giá trị lịch sử và giá trị tâm linh”, PGS.TS Phạm Mai Hùng chia sẻ.
Đặc biệt, cần nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng mới hoàn toàn nội dung trưng bày bổ sung cho di tích với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, với hai chủ đề chính là diễn biến và kết quả của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa; Quang Trung – Nguyễn Huệ với Hà Nội sau đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.
Di tích gò Đống Đa (còn gọi là Công viên văn hóa Đống Đa) có diện tích gần 22.000m2 và được xây dựng vào năm 1989 nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Hàng năm cứ vào ngày 5 Tết, tại Di tích gò Đống Đa diễn ra lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Đây là một chiến công vĩ đại và hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đưa tên tuổi, sự nghiệp của Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) trở thành tấm gương sáng ngời cho trí tuệ nghệ thuật quân sự Việt Nam, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử gò Đống Đa là Di tích Quốc gia đặc biệt. |
Tình Lê
">