Cách nghĩ và cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số
Tại Hội nghị trực tuyến Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2020 của Bộ TT&TT diễn ra chiều 4/8,áchnghĩvàcáchlàmmớitrongxâydựngChínhphủsốvăn toàn ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết, thời gian qua, Cục Tin học hóa đã triển khai một số nhiệm vụ liên quan tới xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số với cách nghĩ khác và cách triển khai mới.
Xây sản phẩm mẫu rồi cho dùng thử
Điển hình là việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP). Tính đến tháng 12/2019, cả nước mới có 4 bộ và 21 tỉnh xây dựng và kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng.
Bản thân LGSP không phải là phần mềm dành cho người dùng sử dụng trực tiếp để cảm nhận được. Nhiệm vụ của nền tảng này là kết nối các phần mềm với nhau. Do đó, với một số bộ, tỉnh mà lượng dữ liệu chưa nhiều thì chưa rõ hiệu quả của LGSP.
“Chúng tôi cho rằng, nếu có cái mới, mọi người chưa thực sự hiểu nó là gì, hoặc nó giúp ích được gì cho mình, thì cần có 1 sản phẩm mẫu để các nơi sử dụng thử. Sau khi dùng thử, trải nghiệm thử, họ sẽ hiểu hiệu quả và sẽ tìm cách triển khai”, ông Đỗ Công Anh bày tỏ.Với cách nghĩ khác đó, Cục Tin học hóa đã nâng cấp NGSP để cung cấp cho tất cả các đơn vị, bộ, tỉnh có nhu cầu. Thời gian triển khai kỹ thuật cho mỗi đơn vị trung bình là 1 ngày. Sau đó kết nối, đào tạo, chuyển giao mất khoảng 3-5 ngày.
Từ khi nâng cấp NGSP để phục vụ việc “dùng thử”, đến tháng 7/2020, toàn quốc đã có 55/63 tỉnh có LGSP, 8 tỉnh còn lại đều đang có kế hoạch triển khai, có đơn vị đang phê duyệt dự án, có đơn vị đang triển khai đấu thầu, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020; 19/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã có LGSP, 3 đơn vị còn lại đang trong quá trình đấu thầu, triển khai dự án.
Chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp
Một minh chứng nữa cho thấy hiệu quả vượt trội của cách nghĩ khác, cách làm mới, đó là trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tính đến tháng 12/2019, Bộ TT&TT mới có 27% DVCTT mức 3, 17% DVCTT mức 4; toàn quốc có 26,68% DVCTT mức 3, 10,76% DVCTT mức 4.
Theo cách làm trước kia, mỗi bộ, tỉnh nâng mức độ DVCTT theo cách làm lần lượt, có thể đăng ký năm nay 10 DVCTT, sang năm 15 DVCTT. Thực tế cho thấy cách làm này không thực sự hiệu quả, tiến độ triển khai DVCTT nhìn chung còn chậm, số lượng hồ sơ DVCTT của người dân, doanh nghiệp rất thấp.
Cục Tin học hóa xác định cần phải chuyển từ tư duy cung cấp những gì đang có sang tư duy chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời đặt câu hỏi tại sao cơ quan nhà nước không chủ động cung cấp tất cả các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa?
Nghĩ khác - làm mới, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Trung tâm Thông tin, Văn phòng Bộ TT&TT để triển khai áp dụng mô hình trước tiên tại Bộ TT&TT, nâng cấp cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa theo mô hình nền tảng, như vậy tất cả các dịch vụ công đều được triển khai đồng bộ, thống nhất.
Sau đó, Cục Tin học hóa triển khai cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến PayGov, kết nối với cổng dịch vụ công, cho phép người dân thanh toán trực tuyến. Điều này đồng nghĩa tất cả DVCTT mức 3 đã được đưa lên mức 4.
Đến tháng 7/2020, Bộ TT&TT và Bộ Y tế là 2 Bộ đầu tiên công bố đạt 100% DVCTT mức 4; toàn quốc có 30,69% DVCTT mức 3, 15,91% DVCTT mức 4. Vừa qua, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Sở TT&TT Bến Tre, Sở TT&TT Tây Ninh và một số địa phương khác để phấn đấu đưa được tối đa DVCTT của các địa phương đó lên mức 4.
“Cục cũng đã có công văn gửi các sở TT&TT và đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, đề nghị kết nối với hệ thống PayGov để nhanh chóng đưa được các DVCTT mức 3 lên mức 4; xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai DVCTT theo mô hình mới, phấn đấu đạt tối đa DVCTT mức 4”, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa chia sẻ thêm.
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh trình bày cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số tại Hội nghị trực tuyến Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2020 của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt. |
Quản lý bằng số liệu
Gần đây, công tác theo dõi, đôn đốc giám sát quá trình triển khai chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số cũng đã và đang được áp dụng những cách nghĩ khác, cách làm mới.
Từ trước đến nay, việc đánh giá thực tế triển khai vẫn thường được tiến hành qua mẫu báo cáo, phiếu khảo sát.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT là “muốn quản lý tốt thì phải đo đạc được, phải có số liệu”, trong năm 2020, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát Chính phủ điện tử (EMC).
Hệ thống này có khả năng thu thập, đo đạc mức độ sử dụng cổng DVCTT, hệ thống thông tin một cửa, đánh giá được mức độ truy cập của người dân vào DVCTT, đánh giá được mức độ nộp, xử lý và trả kết quả DVCTT, kể cả thời gian từ lúc nộp đến lúc trả kết quả của mỗi hồ sơ.
“Đến nay, 50 tỉnh, 7 bộ đã và đang liên hệ với Cục Tin học hóa để triển khai kết nối, dữ liệu liên tục được gửi về hệ thống EMC, bao gồm dữ liệu người dân truy nhập vào DVCTT thế nào, đến từ đâu (mạng xã hội hay Google Search hay vào thẳng cổng DVCTT), họ xem trang nào, nộp hồ sơ nhiều nhất vào dịch vụ công nào...”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh nói.
Sẵn sàng đồng hành với địa phương và doanh nghiệp
Với cách nghĩ “không chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo mà còn đồng hành cùng các Sở TT&TT, các đơn vị chuyên trách về CNTT, qua đó chủ động tháo gỡ vướng mắc trong triển khai”, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh các hoạt động song phương giữa Cục với từng sở, từng đơn vị chuyên trách CNTT; tổ chức các buổi làm việc trực tuyến nhanh, hiệu quả trong khoảng 15-30 phút.
Chủ động tạo lập các nhóm làm việc trực tiếp giữa cán bộ của Cục với các cán bộ của sở, đơn vị chuyên trách CNTT, thời gian qua, Cục đã tổ chức được các buổi đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến với 100 chuyên gia về CNTT của các sở, đơn vị chuyên trách, qua đó thiết lập được mạng lưới mà gần như tất cả các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ sẽ được gửi trên các nhóm đến Cục Tin học hóa để xử lý kịp thời.
Về hoạt động đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghệ số, với cách nghĩ “không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà còn có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp số tham gia vào chuyển đổi số quốc gia”, Cục Tin học hóa theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tổ chức đều đặn Ngày thứ Sáu công nghệ với các sự kiện ra mắt nền tảng công nghệ.
“Đến giờ, Ngày Thứ Sáu công nghệ đã bước đầu có tiếng vang, có tác dụng. Rất nhiều doanh nghiệp công nghệ, thậm chí các startup, công ty ở Singapore đã liên hệ với Cục để giới thiệu các sản phẩm, nền tảng của mình, và đề nghị được tham gia ứng dụng công nghệ vào công cuộc phòng chống Covid”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh cho hay.
Mặt khác, Cục Tin học hóa đã thu hút các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động góp ý cho các văn bản, chính sách, chủ động hỗ trợ các bộ, tỉnh triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.
Các địa phương thường chi 0,3% ngân sách nhà nước hàng năm cho CNTT. Với cách nghĩ “không coi đây là khoản chi, mà cần coi đây là khoản đầu tư và sẽ mang lại giá trị lớn hơn nhiều trong tương lai”, Bộ TT&TT liên tục làm việc với các địa phương, qua đó khuyến nghị các tỉnh dành ít nhất 1% chi ngân sách cho CNTT.
Bình Minh
Đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động người dân tải ứng dụng Bluezone
50 triệu người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, đó là mục tiêu mà Bộ TT&TT đề ra nhằm giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ hiệu quả để chống lại sự lây lan của Covid-19.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Uthai Thani vs Bangkok United, 18h00 ngày 16/1: Tin vào Bangkok United
- Tình yêu với thể thao khiến côgái chiến thắng căn bệnh hiếm gặp khi còn rất trẻ (một trong 1 triệu người) -ung thư buồng trứng.Ăn tươi sống chống ung thư" alt="17 tuổi đánh bại ung thư buồng trứng" />
- Tham khảo đáp án môn Toán tốt nghiệp THPT quốc gia 2018. Cập nhật lời giải tham khảo tốt nghiệp THPT quốc gia môn Toán của Bộ GD-ĐT năm 2018 nhanh nhất trên báo VietNamNet.
Đáp án tham khảo môn Toán
Mã đề:114
Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.Năm 2018, thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó, bài thi Toán có thời gian 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút.
Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Bộ GD-ĐT quy định mốc thời gian quan trọng: Hoàn thành việc đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 11/7. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh ngày 11/7.
BAN GIÁO DỤC
" alt="Đáp án môn Toán thi THPT quốc gia 2018 mã đề 114" /> Chồng của cựu Công chúa Nhật Bản (Ảnh: Kyodo News) Komuro đã bắt đầu làm thư ký luật tại một công ty luật ở New York sau khi tốt nghiệp trường luật của Đại học Fordham với bằng Tiến sĩ luật vào tháng 5/2021. Còn cựu Công chúa Nhật Bản Mako Komuro đang làm công việc tình nguyện tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của New York.
Hội đồng Giám định Luật của New York (BOLE) chịu trách nhiệm quản lý kỳ thi chứng chỉ hành nghề luật sư ở New York. Kiểm tra được tổ chức 2 lần/năm vào tháng 2 và tháng 7. Kỳ thi được Reuters đánh giá là cực kì “khắc nghiệt” đối với các luật sư được đào tạo ở nước ngoài.
Doãn Hùng(Theo Kyodo News)
" alt="Chồng của cựu công chúa Nhật Bản lại trượt thi luật sư" />Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại họp tổ chiều 26/10. Ảnh: Phạm Thắng.
Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội. Phát biểu thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, nhìn lại năm 2024 nước ta đã nỗ lực rất lớn, nếu nhìn lại cả nhiệm kỳ thì đây sẽ là năm phát triển nhất. Nhìn lại 40 năm trước Đổi mới, từ khi đất nước ta còn rất khó khăn khi trải qua chiến tranh, bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam có vị thế ngày càng cao, đời sống nhân dân được nâng lên như lúc sinh thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần đánh giá, "chúng ta có quyền tự hào về điều đó".
Tuy nhiên, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cho biết "nhìn vào thực chất cũng rất lo”, do đó, phải nhìn vào những mục tiêu, việc làm cụ thể để phấn đấu.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, sự phát triển kinh tế xã hội phải bền vững và thành quả phải đến tận tay người dân, mức sống cụ thể của người dân phải cao lên, "đó mới là mục tiêu cao của chúng ta".
"Kết quả tăng trưởng, dự trữ ngoại tệ và các số liệu vừa qua là tốt nhưng nếu mọi nguồn lực được sử dụng tốt hơn thì kết quả còn cao hơn. So với trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam vẫn chưa cao. Theo Tổng Bí thư nếu năng suất lao động cao thì "không sợ thất nghiệp, không sợ không có việc làm và thậm chí giảm giờ làm"- Tổng Bí thư nói.
Theo Tổng Bí thư, các ngành nghề cơ bản, cốt lõi của nền kinh tế phải được phát triển, việc dựa vào nguồn thu từ đất đai, FDI cũng chỉ trong một giai đoạn.
Người dân mong muốn cuộc sống ấm no, môi trường sống tốt; phát triển bền vững phải bảo vệ môi trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý một số địa phương phát triển rất tốt nhưng nếu có dự án lớn rút thì “chới với”, tăng trưởng âm hay có sự cố gì đó thì không thể gượng dậy được. Do đó, ngoài các chỉ tiêu, con số trước mắt phải nhìn vào phát triển bền vững.
Về y tế, giáo dục, Tổng Bí thư cho biết kết quả thời gian qua đáng mừng nhưng vẫn chưa thực sự thực chất.
“Mỗi người dân phải được đến bệnh viện khám sức khỏe một lần, có làm được không? Có cụ già 60-70 tuổi chưa từng được đo huyết áp, khám tai, mắt... Vùng sâu, vùng xa thì sao, ốm đau phải về thành phố...", Tổng Bí thư phân tích và cho rằng cần "đi đến thực chất với người dân là rất quan trọng".
Ông dẫn chứng việc triển khai sổ sức khỏe điện tử đã thống kê được những con số rất quý khi nắm rõ một khu vực có bao nhiêu người bị bệnh gì, từ đó có hướng đào tạo bác sĩ, cần bao nhiêu bệnh viện, cần bao nhiêu nguồn lực đầu tư, dự trù thuốc...
Trong giáo dục, Tổng Bí thư nêu việc phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, "các cháu đến tuổi phải được đến trường, phải đủ trường lớp, thầy cô, tạo điều kiện để phổ cập". Khi thống kê số liệu dân cư có ngay những con số cụ thể, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không riêng ngành giáo dục, "cán bộ thờ ơ thì dân thiệt", Tổng Bí thư khẳng định.
Đề cập chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đây là tình trạng rất bức xúc. “Dân hỏi mình không trả lời được. Ai cũng nói mảnh đất đó là vàng, quý lắm, trị giá bao nhiêu tiền nhưng sao đứng yên như thế, hàng chục năm vẫn để cỏ mọc. Vậy ai phải chịu trách nhiệm? Nhà nước cấp thế nào mà để lãng phí, nếu doanh nghiệp không làm thì phải thu theo quy định... Vướng chỗ nào tháo gỡ chỗ đó, phải có người chịu trách nhiệm...Đây là tài sản của Nhà nước, tiền của của nhân dân”, Tổng Bí thư phân tích.
Ông dẫn dự án chống ngập ở TPHCM qua 2 nhiệm kỳ mà người dân vẫn phải chịu cảnh ngập lụt, trong khi tiền Nhà nước đã bỏ tiền ra đầu tư. "Nếu để thế mãi thì vẫn vi phạm, không tham ô tham nhũng thì cũng lãng phí", Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư nói về 2 dự án bệnh viện ở Hà Nam được Nhà nước đầu tư nhưng cả chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng, trong khi nếu của tư nhân thì đã thu hồi xong vốn.
Tổng Bí thư nhấn mạnh "nhìn ra thế giới thấy họ phát triển". Ảnh: Phạm Thắng.
Câu chuyện "có tiền mà không tiêu được" cũng được Tổng Bí thư nêu ra khi giải ngân vốn 9 tháng chưa được 50% trong khi chỉ còn mấy tháng nữa là hết năm. Hay chương trình mục tiêu quốc gia quyết rồi "lại nói vướng cái nọ, cái kia".
"Tại sao lại vướng cái nọ, cái kia như thế? Quy định là do ai? Là do mình thôi, không ai cả, tại sao cứ để mình làm khó mình đến thế, khó đủ thứ việc. Khó đến đâu gỡ đến đó, nhìn từng cái mà gỡ", Tổng Bí thư phân tích và cho rằng các bên phải phối hợp, không đổ cho nhau hay chờ đợi nhau được.
Tổng Bí thư nhấn mạnh "nhìn ra thế giới thấy họ phát triển". Ông nói về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland vừa qua. Trước đây Ireland là nước khó khăn nhưng nay phát triển nhanh do họ đi vào công nghệ lõi, công nghệ số, công nghệ sinh học. Các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đều có mặt ở Ireland.
Từ đây, Tổng Bí thư khẳng định "thấy tốc độ phát triển của thế giới thì mình cũng rất sốt ruột", "chúng ta không thể chậm được so với thế giới, so với những nước phát triển”.